Khoa gây mê hồi sức được bố trí nhân lực như thế nào? Nhiệm vụ của khoa gây mê hồi sức được quy định thế nào?
Khoa gây mê hồi sức được bố trí nhân lực như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 13/2012/TT-BYT về gây mê hồi sức như sau:
Gây mê - hồi sức là việc thực hiện một số hoặc tất cả hoạt động trong các hoạt động khám trước gây mê, gây mê, hồi tỉnh, hồi sức ngoại khoa và chống đau.
Theo Điều 6 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về bố trí nhân lực như sau:
Bố trí nhân lực
Nhân lực của khoa gây mê - hồi sức được bố trí ở các bộ phận như sau:
1. Hành chính: gồm điều dưỡng viên trưởng của khoa và nhân viên hành chính. Số lượng nhân viên hành chính do giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định trên cơ sở đề nghị của trưởng khoa gây mê - hồi sức.
2. Khám trước gây mê: tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên gây mê - hồi sức và 01 (một) hộ lý.
3. Phẫu thuật: nhân lực cho mỗi ca phẫu thuật tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên làm nhiệm vụ dụng cụ, 01 (một) điều dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng ngoài và 01 (một) hộ lý.
4. Hồi tỉnh: tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng viên tuỳ thuộc vào số giường hồi tỉnh với tỷ lệ 02 (hai) điều dưỡng viên phụ trách 05 giường bệnh) và 01 (một) hộ lý.
5. Hồi sức ngoại khoa: tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức phụ trách 03 giường bệnh, 1,5 điều dưỡng viên phụ trách 01 giường bệnh và 01 (một) hộ lý.
6. Chống đau: tối thiểu gồm 01 (một) bác sĩ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng tùy thuộc vào số giường bệnh, tỷ lệ 01 (một) (điều dưỡng viên phụ trách 02 giường bệnh) và 01 (một) hộ lý.
7. Các chức danh trên có thể làm việc kiêm nhiệm ở các bộ phận khác nhau tùy thuộc nhân lực thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải phù hợp với chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định trên, gây mê hồi sức là việc thực hiện một số hoặc tất cả hoạt động trong các hoạt động khám trước gây mê, gây mê, hồi tỉnh, hồi sức ngoại khoa và chống đau.
Và việc bố trí nhân lực trong các bộ phận của khoa gây mê hồi sức được thực hiện theo quy định tại Điều 6 nêu trên.
Khoa gây mê hồi sức được bố trí nhân lực như thế nào? Nhiệm vụ của khoa gây mê hồi sức được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Chức năng của khoa gây mê hồi sức là gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về chức năng của khoa gây mê hồi sức như sau:
Chức năng và nhiệm vụ của khoa gây mê - hồi sức
1. Chức năng:
Khoa gây mê - hồi sức là khoa lâm sàng, có chức năng thực hiện công tác gây mê - hồi sức trước, trong, sau phẫu thuật và một số thủ thuật đối với người bệnh theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật được quy định tại Thông tư này.
...
Theo quy định trên, khoa gây mê hồi sức là khoa lâm sàng, có chức năng thực hiện công tác gây mê hồi sức trước, trong, sau phẫu thuật và một số thủ thuật đối với người bệnh theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.
Nhiệm vụ của khoa gây mê hồi sức được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của khoa gây mê hồi sức như sau:
Chức năng và nhiệm vụ của khoa gây mê - hồi sức
...
2. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện quy trình chuyên môn gây mê - hồi sức đã được người có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đào tạo, tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế về lĩnh vực gây mê - hồi sức;
c) Tham gia quản lý kinh tế y tế trong đơn vị;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công.
Như vậy, khoa gây mê hồi sức có nhiệm vụ thực hiện quy trình chuyên môn gây mê hồi sức đã được người có thẩm quyền phê duyệt.
Đồng thời đào tạo, tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế về lĩnh vực gây mê hồi sức. Và tham gia quản lý kinh tế y tế trong đơn vị.
Ngoài ra, khoa gây mê hồi sức còn thực hiện các nhiệm vụ khác do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?