Khóa cửa, chặn cửa thoát nạn có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Quy định về mở cửa thoát nạn như thế nào?

Trong những vụ hỏa hoạn thì cửa thoát nạn sẽ giúp mọi người có thể đến được nơi an toàn. Cửa thoát nạn là gì? Khóa cửa, chặn cửa thoát nạn có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Quy định về mở cửa thoát nạn?

Cửa thoát nạn là gì?

Theo quy định tiết 1.4.33 tiểu mục 1.4 mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 06:2022/BXD/SĐ1:2023 về an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định về lối ra thoát nạn như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG
.....
1.4.33 Lối ra thoát nạn (lối thoát nạn, cửa thoát nạn)
Lối hoặc cửa dẫn vào đường thoát nạn, dẫn ra ngoài trực tiếp hoặc dẫn vào vùng an toàn, tầng lánh nạn, gian lánh nạn.

Như vậy, cửa thoát nạn là lối hoặc cửa dẫn vào đường thoát nạn, dẫn ra ngoài trực tiếp hoặc dẫn vào vùng an toàn, tầng lánh nạn, gian lánh nạn.

Khóa cửa, chặn cửa thoát nạn có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Khóa cửa, chặn cửa thoát nạn có thể bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)

Quy định về mở cửa thoát nạn?

Theo quy định tiết 3.2.11 tiểu mục 3.2 mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 06:2022/BXD/SĐ1:2023 về an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định về mở cửa thoát hiểm như sau:

(1) Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa.

(2) Các cửa của lối ra thoát nạn từ các khu vực (gian phòng hay các hành lang) được bảo vệ chống khói cưỡng bức phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng khi có cháy.

(3) Đối với các buồng thang bộ, các cửa ra vào phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa trong buồng thang bộ mở trực tiếp ra ngoài cho phép không có cơ cấu tự đóng và không cần chèn kín khe cửa. Ngoại trừ những trường hợp được quy định riêng, cửa của buồng thang bộ phải bảo đảm là cửa ngăn cháy loại 1 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II; loại 2 đối với nhà có bậc chịu lửa III, IV; và loại 3 đối với nhà có bậc chịu lửa V.

(4) Ngoài những quy định được nói riêng, các cửa của lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng đi vào buồng thang bộ phục vụ từ 4 tầng nhà trở lên (ngoại trừ trong các nhà phục vụ mục đích giam giữ, cải tạo) phải bảo đảm:

- Tất cả các khóa điện lắp trên cửa phải tự động mở khi hệ thống báo cháy tự động của tòa nhà bị kích hoạt. Ngay khi mất điện thì các khóa điện đó cũng phải tự động mở;

- Người sử dụng buồng thang luôn có thể quay trở lại phía trong nhà qua chính cửa vừa đi qua hoặc qua các điểm bố trí cửa quay trở lại phía trong nhà;

- Bố trí trước các điểm quay trở lại phía trong nhà theo nguyên tắc các cánh cửa chỉ được phép ngăn cản việc quay trở lại phía trong nhà nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:

+ Có không ít hơn hai tầng, nơi có thể đi ra khỏi buồng thang bộ để đến một lối ra thoát nạn khác;

+ Có không quá 4 tầng nằm giữa các tầng nhà có thể đi ra khỏi buồng thang bộ để đến một lối ra thoát nạn khác;

+ Việc quay trở lại phía trong nhà phải có thể thực hiện được tại tầng trên cùng hoặc tầng dưới liền kề với tầng trên cùng được phục vụ bởi buồng thang bộ thoát nạn nếu tầng này cho phép đi đến một lối ra thoát nạn khác;

+ Các cửa cho phép quay trở lại phía trong nhà phải được đánh dấu trên mặt cửa phía trong buồng thang bằng dòng chữ “CỬA CÓ THỂ ĐI VÀO TRONG NHÀ” với chiều cao các chữ ít nhất là 50 mm, chiều cao bố trí không thấp hơn 1,2 m và không cao hơn 1,8 m;

+ Các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà phải có thông báo trên mặt cửa phía trong buồng thang để nhận biết được vị trí của cửa quay trở lại phía trong nhà hoặc lối ra thoát nạn gần nhất theo từng hướng di chuyển.

Lưu ý: Đối với các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà, ở mặt cửa phía hành lang trong nhà (ngoài buồng thang) nên có biển cảnh báo người sử dụng không thể quay trở lại phía trong nhà được khi họ đi qua cửa đó.

Khóa cửa, chặn cửa thoát nạn có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 4 Điều 40 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy như sau:

Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
....
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn;
b) Không duy trì việc bảo vệ chống khói cho nhà, công trình theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác dụng của lối, đường thoát nạn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2; các khoản 4 và 5 Điều này.

Như vậy, nếu khóa cửa, chặn cửa thoát nạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục tình trạng ban đầu.

Lưu ý: mức phạt trên là mức phạt với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Cửa thoát nạn
Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính có phải được thực hiện bằng hiệu lệnh hay không?
Pháp luật
Tình thế cấp thiết trong vi phạm hành chính là gì? Có xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết?
Pháp luật
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có phải xử phạt hết những người vi phạm không?
Pháp luật
Vi phạm hành chính nhiều lần là gì? Vi phạm hành chính nhiều lần có được xem là tình tiết tăng nặng?
Pháp luật
Trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế có các biện pháp khắc phục hậu quả nào theo quy định?
Pháp luật
Vi phạm hành chính có tổ chức là gì? Vi phạm hành chính có tổ chức có được xem là tình tiết tăng nặng không?
Pháp luật
Người vi phạm hành chính có quyết định xử phạt hành chính đã lâu chưa đóng phạt thì có được xem là chưa bị xử phạt hành chính không?
Pháp luật
Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?
Pháp luật
Sự kiện bất ngờ là gì? Công dân thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ có bị xử phạt không?
Pháp luật
Download Biểu mẫu Nghị định 118 file word mới nhất? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 118?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cửa thoát nạn
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
1,157 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cửa thoát nạn Vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cửa thoát nạn Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào