Khi xây dựng công trình dân sự kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội thì có cần phải đảm bảo tính lưỡng dụng không?

Tôi có câu hỏi là khi xây dựng công trình dân sự kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội thì có cần phải đảm bảo tính lưỡng dụng không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.K đến từ Bình Dương.

Dự án đầu tư, xây dựng có tính lưỡng dụng là gì?

Dự án đầu tư, xây dựng có tính lưỡng dụng được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 164/2018/NĐ-CP thì dự án đầu tư, xây dựng có tính lưỡng dụng là dự án đầu tư, xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy hoạch, bố trí phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời bình và sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng khi có tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.

quốc phòng

Khi xây dựng công trình dân sự kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội thì có cần phải đảm bảo tính lưỡng dụng không? (Hình từ Internet)

Khi xây dựng công trình dân sự kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội thì có cần phải đảm bảo tính lưỡng dụng không?

Khi xây dựng công trình dân sự kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội thì có cần phải đảm bảo tính lưỡng dụng không, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 164/2018/NĐ-CP như sau:

Kết hợp trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu
5. Kết hợp trong xây dựng
a) Kết hợp chặt chẽ với quốc phòng trong xây dựng, chế tạo vật liệu xây dựng lưỡng dụng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, hạ tầng kỹ thuật đô thị vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo phục vụ quốc phòng khi có yêu cầu;
b) Khi xây dựng các công trình dân sự phải đảm bảo tính lưỡng dụng, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng; việc kết hợp phải được thực hiện từ khảo sát, quy hoạch, kế hoạch, lấy ý kiến, thẩm định và phê duyệt dự án; không xây dựng các công trình xâm phạm không lưu, các địa hình có giá trị về quân sự, quốc phòng hoặc làm ảnh hưởng, cản trở đến các phương án tác chiến;
c) Trong xây dựng cần ưu tiên nghiên cứu, chế tạo phát triển những vật liệu lưỡng dụng đáp ứng yêu cầu quốc phòng để phục vụ các công trình phòng thủ, công sự trận địa của lực lượng vũ trang; xây dựng và cải tạo các hang động tự nhiên phục vụ dân sinh gắn với phục vụ quốc phòng khi có tình huống.
6. Kết hợp trong đầu tư, quản lý kinh tế
Việc xây dựng cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, chính sách đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng.

Như vậy, theo quy định trên thì khi xây dựng các công trình dân sự kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội cần phải đảm bảo tính lưỡng dụng, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng.

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì đối với kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội?

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm gì đối với kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 164/2018/NĐ-CP như sau:

- Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức thực hiện kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nước, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.

- Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới, các tỉnh triển khai xây dựng khu kinh tế - quốc phòng gắn với việc sắp xếp lại dân cư dọc tuyến biên giới.

Ưu tiên phát triển các khu kinh tế - quốc phòng tại các địa bàn chiến lược và vùng thưa dân hoặc chưa có dân. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ nguồn lực và vốn đầu tư trình Chính phủ. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế - quốc phòng trình Chính phủ phê duyệt.

- Tham gia ý kiến đối với bộ, ngành, địa phương khi xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực phòng thủ liên quan đến quốc phòng theo quy định tại Nghị định này.

- Phối hợp với bộ, ngành, địa phương trong lập, thẩm định, triển khai hệ thống quy hoạch quốc gia liên quan đến quốc phòng;

Các chương trình, dự án đầu tư, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạ tầng kỹ thuật và công trình khác để đảm bảo tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng tại địa bàn trọng điểm về quốc phòng theo quy định tại Nghị định này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,632 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào