Khi thiết lập chương trình đánh giá nội bộ trong hệ thống quản lý môi trường tổ chức phải tuân thủ những gì?
- Các mục tiêu môi trường trong hệ thống quản lý môi trường được quy định thế nào?
- Khi thiết lập chương trình đánh giá nội bộ trong hệ thống quản lý môi trường tổ chức phải tuân thủ những gì?
- Tổ chức phải xác định các vấn đề như thế nào về việc theo dõi, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động trong hệ thống quản lý môi trường?
Các mục tiêu môi trường trong hệ thống quản lý môi trường được quy định thế nào?
Theo Mục 6.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015) quy định:
Mục tiêu môi trường và hoạch định đạt mục tiêu
6.2.1 Mục tiêu môi trường
Tổ chức phải thiết lập các mục tiêu môi trường ở từng cấp và các bộ phận chức năng liên quan, có tính đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và các nghĩa vụ tuân thủ liên quan và cân nhắc đến các rủi ro và cơ hội của tổ chức.
Các mục tiêu môi trường phải:
a) nhất quán với chính sách môi trường;
b) đo lường được (nếu có thể);
c) được theo dõi;
d) được trao đổi;
e) được cập nhật khi thích hợp.
Tổ chức phải duy trì các thông tin dạng văn bản về các mục tiêu môi trường.
6.2.2. Hoạch định hành động để đạt được các mục tiêu môi trường
Khi hoạch định cách thức để đạt được các mục tiêu môi trường, tổ chức phải xác định:
a) những gì sẽ được thực hiện;
b) những nguồn lực gì được yêu cầu;
c) ai là người chịu trách nhiệm;
d) khi nào mục tiêu được hoàn thành;
e) cách thức để đánh giá các kết quả, bao gồm cả các chỉ số để theo dõi tiến trình nhằm đạt được các mục tiêu môi trường có thể đo được của mình (xem 9.1.1).
Tổ chức phải cân nhắc cách thức hành động để đạt được các mục tiêu về môi trường của mình có thể tích hợp vào các quá trình hoạt động chủ chốt của tổ chức.
Theo đó, tổ chức phải thiết lập các mục tiêu môi trường ở từng cấp và các bộ phận chức năng liên quan, có tính đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và các nghĩa vụ tuân thủ liên quan và cân nhắc đến các rủi ro và cơ hội của tổ chức. Các mục tiêu môi trường phải:
- Nhất quán với chính sách môi trường;
- Đo lường được (nếu có thể);
- Được theo dõi;
- Được trao đổi;
- Được cập nhật khi thích hợp.
Hệ thống quản lý môi trường (Hình từ Internet)
Khi thiết lập chương trình đánh giá nội bộ trong hệ thống quản lý môi trường tổ chức phải tuân thủ những gì?
Tại Mục 9.2.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015) có nêu:
Chương trình đánh giá nội bộ
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) chương trình đánh giá, bao gồm cả các yêu cầu về tần suất, phương pháp, trách nhiệm, hoạch định và báo cáo về các cuộc đánh giá nội bộ của mình.
Khi thiết lập chương trình đánh giá nội bộ, tổ chức phải tính đến tầm quan trọng về môi trường của các quá trình liên quan, các thay đổi ảnh hưởng đến tổ chức và các kết quả của các lần đánh giá trước.
Tổ chức phải:
a) xác định các chuẩn mực đánh giá và phạm vi cho mỗi cuộc đánh giá;
b) lựa chọn các chuyên gia đánh giá và tiến hành các cuộc đánh giá để đảm bảo tính khách quan và độc lập của quá trình đánh giá;
c) đảm bảo rằng các kết quả đánh giá được báo cáo đến lãnh đạo thích hợp;
Tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng thực hiện chương trình đánh giá và các kết quả đánh giá.
Theo quy định trên thì khi thiết lập chương trình đánh giá nội bộ, tổ chức phải tính đến tầm quan trọng về môi trường của các quá trình liên quan, các thay đổi ảnh hưởng đến tổ chức và các kết quả của các lần đánh giá trước.
Tổ chức phải xác định các vấn đề như thế nào về việc theo dõi, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động trong hệ thống quản lý môi trường?
Theo Mục 9.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015) quy định:
Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
9.1.1 Khái quát
Tổ chức phải theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động môi trường của mình.
Tổ chức phải xác định:
a) những gì cần phải được theo dõi và đo lường;
b) các phương pháp theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá có thể áp dụng, để đảm bảo kết quả có giá trị;
c) các chuẩn mực làm căn cứ để tổ chức đánh giá kết quả hoạt động môi trường, và các chỉ số thích hợp;
d) khi nào việc theo dõi và đo lường phải được thực hiện;
e) khi nào kết quả theo dõi và đo lường phải được phân tích và đánh giá.
Tổ chức phải đảm bảo rằng thiết bị theo dõi và đo lường đã hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận được sử dụng và bảo dưỡng, khi thích hợp.
Tổ chức phải đánh giá kết quả hoạt động môi trường của mình và tính hiệu lực của hệ thống quản lý môi trường.
Tổ chức phải trao đổi thông tin kết quả hoạt động môi trường có liên quan cả trong nội bộ và bên ngoài, như đã nhận biết trong (các) quá trình trao đổi thông tin và theo yêu cầu của các nghĩa vụ tuân thủ.
Tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản thích hợp làm bằng chứng về các kết quả theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá.
9.1.2 Đánh giá sự tuân thủ
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình cần thiết để đánh giá việc đáp ứng các nghĩa vụ tuân thủ của mình.
Tổ chức phải:
a) xác định tần suất đánh giá sự tuân thủ;
b) đánh giá sự tuân thủ và thực hiện hành động, khi cần thiết;
c) duy trì tri thức và hiểu biết về tình trạng tuân thủ của mình.
Tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản để làm bằng chứng về (các) kết quả đánh giá sự tuân thủ.
Theo đó, tổ chức phải theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động môi trường của mình. Tổ chức phải xác định:
- Những gì cần phải được theo dõi và đo lường;
- Các phương pháp theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá có thể áp dụng, để đảm bảo kết quả có giá trị;
- Các chuẩn mực làm căn cứ để tổ chức đánh giá kết quả hoạt động môi trường, và các chỉ số thích hợp;
- Khi nào việc theo dõi và đo lường phải được thực hiện;
- Khi nào kết quả theo dõi và đo lường phải được phân tích và đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?