Tai nạn lao động có được xếp vào tình huống khẩn cấp trong hệ thống quản lý môi trường hay không?

Cho tôi hỏi theo Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 về phần tình huống khẩn cấp thì tai nạn lao động có được xếp vào tình huống khẩn cấp trong hệ thống quản lý môi trường không? Câu hỏi của anh Trọng (Tp.HCM).

Tai nạn lao động có được xếp vào tình huống khẩn cấp trong hệ thống quản lý môi trường hay không?

Về tình huống khẩn cấp thì nguyên văn nội dung được nêu tại tiểu mục A.6.1.1 Mục A.6 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015) về Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng, như sau:

Khái quát
...
e) khan hiếm nước trong thời kỳ hạn hán có thể ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức để vận hành thiết bị kiểm soát khí thải của nó.
Các tình huống khẩn cấp là sự kiện bất ngờ hoặc không mong muốn mà cần áp dụng khẩn cấp các năng lực riêng cụ thể, nguồn lực hoặc các quá trình để ngăn chặn hoặc giảm nhẹ hậu quả thực tế hoặc tiềm ẩn của họ. Các tình huống khẩn cấp có thể gây tác động xấu đến môi trường hoặc các hiệu ứng khác đối với tổ chức. Khi xác định các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn (ví dụ cháy, tràn hóa chất, thời tiết khắc nghiệt), tổ chức phải cân nhắc:
- bản chất của mối nguy hiểm tại chỗ (ví dụ các chất lỏng dễ cháy, bể chứa, khi nén);
- loại có khả năng nhất và quy mô của tình huống khẩn cấp;
- tiềm ẩn các tình huống khẩn cấp tại một cơ sở gần đó (ví dụ, nhà máy, đường bộ, đường sắt).
Mặc dù rủi ro và cơ hội cần phải được xác định và giải quyết, nhưng tiêu chuẩn này không yêu cầu có một quá trình quản lý rủi ro chính thống hay một quy trình quản lý rủi ro dưới dạng tài liệu. Điều này cho phép tổ chức lựa chọn phương pháp sẽ sử dụng để xác định rủi ro và cơ hội của mình. Phương pháp này có thể liên quan đến một quá trình định tính đơn giản hoặc một đánh giá định lượng đầy đủ tùy thuộc vào hoàn cảnh mà tổ chức này hoạt động.

Theo định nghĩa này, không phải tai nạn lao động nào cũng là tình huống khẩn cấp, mà cần phải xét đến hậu quả thực tế của tai nạn này.

Ví dụ: Sập giàn giáo khi thi công xây dựng cao tầng thì có thể xem là tình huống khẩn cấp, còn người lao động bị té từ giàn giáo xuống đất thì mức độ có thể không nghiêm trọng đến mức xét là tình huống khẩn cấp.

Tai nạn lao động có được xếp vào tình huống khẩn cấp trong hệ thống quản lý môi trường hay không?

Tai nạn lao động có được xếp vào tình huống khẩn cấp trong hệ thống quản lý môi trường hay không? (Hình từ Internet)

Cần chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp trong hệ thống quản lý môi trường thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015) thì tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các quá trình cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn, cụ thể tổ chức phải:

- Chuẩn bị để ứng phó bằng cách hoạch định các hành động để ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các tác động môi trường bất lợi từ các tình huống khẩn cấp;

- Ứng phó với các tình huống khẩn cấp thực tế;

- Thực hiện các hành động để ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các hậu quả của các tình huống khẩn cấp, thích hợp với mức độ nghiêm trọng của tình huống khẩn cấp và tác động môi trường tiềm ẩn;

- Thử nghiệm định kỳ các hành động ứng phó đã hoạch định, khi có thể;

- Định kỳ xem xét và chỉnh sửa (các) quá trình và các hành động ứng phó đã hoạch định, đặc biệt là sau khi xảy ra các tình huống khẩn cấp hoặc các lần thử nghiệm;

- Cung cấp thông tin phù hợp và đào tạo liên quan đến sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với trường hợp khẩn cấp, khi thích hợp, cho các bên quan tâm, bao gồm cả những người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức.

Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản ở mức độ cần thiết để có sự tin cậy rằng (các) quá trình được thực hiện theo hoạch định.

Người làm việc có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động môi trường có yêu cầu phải có năng lực ứng phó các tình huống khẩn cấp hay không?

Căn cứ theo tiểu mục A.7.2 Mục A.7 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015) có nêu như sau:

Năng lực
Các yêu cầu về năng lực của tiêu chuẩn này áp dụng đối với người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức mà có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động môi trường của nó, bao gồm:
a) những người mà công việc có khả năng gây ra tác động môi trường đáng kể;
b) những người được giao trách nhiệm về các hệ thống quản lý môi trường, bao gồm cả những người:
1) xác định và đánh giá tác động môi trường hoặc nghĩa vụ tuân thủ;
2) góp phần vào việc đạt được mục tiêu môi trường;
3) ứng phó các tình huống khẩn cấp;
4) thực hiện đánh giá nội bộ;
5) thực hiện đánh giá sự tuân thủ.

Theo đó người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức mà có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động môi trường phải có năng lực ứng phó các tình huống khẩn cấp.

Lưu ý: Thông tin tại Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015) chỉ mang tính chất tham khảo.

Tai nạn lao động
Hệ thống quản lý môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động theo Nghị định 143/2024 được quy định như thế nào? Chi phí điều tra lại tai nạn lao động do ai trả?
Pháp luật
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện chậm so với thời hạn quy định với những trường hợp nào theo Nghị định 143/2024?
Pháp luật
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được sử dụng như thế nào theo Nghị định 143/2024? Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?
Pháp luật
Thời gian giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025?
Pháp luật
Công ty cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động quay trở lại làm việc sau khi bị tai nạn lao động như thế nào?
Pháp luật
Tai nạn giao thông trên đường từ nhà đi tới chỗ làm có được xem là tai nạn lao động không?
Pháp luật
Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động đối với người lao động là gì? Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Sĩ quan Công an nhân dân qua đời do tai nạn lao động thì được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như thế nào?
Pháp luật
Tai nạn lao động là gì? Có bao nhiêu loại tai nạn lao động? Đó là những loại tai nạn lao động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động
2,328 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động Hệ thống quản lý môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống quản lý môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào