Khi quy hoạch xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng cần thực hiện những nội dung nào theo quy định pháp luật?
Để xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng thì có thể sử dụng kinh phí từ những nguồn nào?
Xây dựng nghĩa trang (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng như sau:
Đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của pháp luật. Đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng bao gồm:
a) Nhà nước đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng bằng nguồn vốn ngân sách, các nguồn vốn huy động khác hoặc đầu tư xây dựng nghĩa trang theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao;
b) Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc nguồn vốn hợp pháp khác (sau đây gọi chung là vốn ngoài ngân sách nhà nước).
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng.
Theo đó, để xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng thì có thể sử dụng cách nguồn kinh phí sau:
- Nhà nước đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn huy động khác hoặc đầu tư xây dựng nghĩa trang theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao;
- Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách nhà nước hoặc nguồn vốn hợp pháp khác (sau đây gọi chung là vốn ngoài ngân sách nhà nước).
Khi quy hoạch xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng cần thực hiện những nội dung nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 23/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2019/NĐ-CP) quy định về nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang như sau:
Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
...
3. Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang (bao gồm cả cơ sở hỏa táng trong nghĩa trang):
a) Xác định ranh giới, quy mô xây dựng nghĩa trang;
b) Phân tích, đánh giá hiện trạng đất xây dựng, các điều kiện tự nhiên, cảnh quan, địa hình, địa chất thủy văn, hạ tầng kỹ thuật, môi trường khu vực quy hoạch xây dựng, các quy định của quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan, quy hoạch nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trong các đồ án quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị có liên quan;
c) Xác định các hình thức táng, chỉ tiêu sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật, đề xuất lựa chọn loại cây trồng phù hợp trong các lô mộ, nhóm mộ, đường giao thông chính và khu vực công cộng trong nghĩa trang;
d) Quy hoạch sử dụng đất, phân khu chức năng, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, vị trí, quy mô và yêu cầu đối với thiết kế công trình trong nghĩa trang, cơ sở hỏa táng; phân lô, nhóm, hàng mộ và khoảng cách giữa các mộ phù hợp với các hình thức táng; quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Giải pháp kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài phạm vi lập quy hoạch;
đ) Xác định cụ thể kế hoạch và nguồn lực thực hiện;
e) Đánh giá môi trường chiến lược.
...
Như vậy, khi thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng cần thực hiện những nội dung như xác định ranh giới, quy mô xây dựng nghĩa trang; xác định cụ thể kế hoạch và nguồn lực thực hiện; đánh giá môi trường chiến lược;... và các nội dung khác theo Nghị định nêu trên.
Hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải bao gồm những loại giấy tờ nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng như sau:
Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
...
5. Hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng gồm:
a) Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt; dự thảo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch; đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung đồ án quy hoạch;
b) Bản vẽ gồm: Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000; bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật tỷ lệ 1/500 - 1/2.000 và một số bản vẽ khác có liên quan.
Như vậy, hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải bảo gồm những giấy tờ sau:
- Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt; dự thảo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch; đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung đồ án quy hoạch;
- Bản vẽ gồm: Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000; bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật tỷ lệ 1/500 - 1/2.000 và một số bản vẽ khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?