Các hoạt động cơ sở hỏa táng trên địa bàn thành phố Hà Nội được quản lý dựa theo nguyên tắc nào?
Các hoạt động cơ sở hỏa táng trên địa bàn thành phố Hà Nội được quản lý dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế Quản lý một số hoạt động nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 31/2016/QĐ-UBND năm 2016, có quy định về nguyên tắc quản lý như sau:;
Nguyên tắc quản lý
1. Đảm bảo quyền bình đẳng trong sử dụng dịch vụ tang lễ, hỏa táng.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ tang lễ, hỏa táng.
3. Nâng cao chất lượng phục vụ, vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, mỹ quan tại các nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng.
4. Nghiêm cấm việc đưa nghi lễ mê tín dị đoan thành dịch vụ tang lễ để thu lợi nhuận.
5. Các nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện quản lý toàn diện nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng theo các quy định hiện hành và chịu trách nhiệm về những hoạt động vi phạm của nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng
Như vậy, theo quy định trên thì các hoạt động cơ sở hỏa táng trên địa bàn thành phố Hà Nội được quản lý dựa theo nguyên tắc sau:
- Đảm bảo quyền bình đẳng trong sử dụng dịch vụ hỏa táng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hỏa táng.
- Nâng cao chất lượng phục vụ, vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, mỹ quan tại các cơ sở hỏa táng.
- Nghiêm cấm việc đưa nghi lễ mê tín dị đoan thành dịch vụ tang lễ để thu lợi nhuận.
- Các cơ sở hỏa táng hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện quản lý toàn diện cơ sở hỏa táng theo các quy định hiện hành và chịu trách nhiệm về những hoạt động vi phạm của cơ sở hỏa táng.
Cơ sở hỏa táng (Hình từ Internet)
Người sử dụng dịch vụ hỏa táng tại cơ sở hỏa táng trên địa bàn thành phố Hà Nội được bảo vệ những quyền lợi nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế Quản lý một số hoạt động nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 31/2016/QĐ-UBND năm 2016, có quy định về bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ hỏa táng như sau:
Bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ hỏa táng
1. Cơ sở hỏa táng có trách nhiệm tuân thủ nghiêm hợp đồng giao kết với người sử dụng dịch vụ, trong trường hợp đặc biệt vì lý do bất khả kháng (do sự cố kỹ thuật, thiên tai...) không thực hiện được hợp đồng phải thông báo và phối hợp với người đăng ký sử dụng dịch vụ tìm kiếm các giải pháp thay thế.
2. Cơ sở hỏa táng có trách nhiệm xây dựng các quy trình phục vụ tang lễ, hỏa táng thuận tiện đơn giản và công khai niêm yết. Có biện pháp ngăn ngừa việc lợi dụng, tiếp tay, trục lợi từ hoạt động hỏa táng.
3. Các cơ sở hỏa táng phải xây dựng các phương án dự phòng để đảm bảo hoạt động tổ chức tang lễ và hỏa táng được diễn ra liên tục.
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng dịch vụ hỏa táng tại cơ sở hỏa táng trên địa bàn thành phố Hà Nội được bảo vệ quyền lợi sau:
- Cơ sở hỏa táng có trách nhiệm tuân thủ nghiêm hợp đồng giao kết với người sử dụng dịch vụ, trong trường hợp đặc biệt vì lý do bất khả kháng (do sự cố kỹ thuật, thiên tai...) không thực hiện được hợp đồng phải thông báo và phối hợp với người đăng ký sử dụng dịch vụ tìm kiếm các giải pháp thay thế.
- Cơ sở hỏa táng có trách nhiệm xây dựng các quy trình phục vụ tang lễ, hỏa táng thuận tiện đơn giản và công khai niêm yết. Có biện pháp ngăn ngừa việc lợi dụng, tiếp tay, trục lợi từ hoạt động hỏa táng.
- Các cơ sở hỏa táng phải xây dựng các phương án dự phòng để đảm bảo hoạt động tổ chức tang lễ và hỏa táng được diễn ra liên tục.
Cơ sở hỏa táng trên địa bàn thành phố Hà Nội đảm bảo phòng chống cháy nổ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế Quản lý một số hoạt động nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 31/2016/QĐ-UBND năm 2016, có quy định về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ như sau:
Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ
1. Các cơ sở hỏa táng có trách nhiệm phối hợp UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn và các đơn vị liên quan xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, giao thông trong và ngoài khu vực cơ sở hỏa táng.
2. Các cơ sở hỏa táng có trách nhiệm xây dựng các quy trình quản lý, lịch trình hoạt động của từng lò hỏa táng, quy trình giám sát tới từng ca hỏa táng để phục vụ công tác đảm bảo an ninh xã hội và phòng ngừa các vi phạm (nếu có).
3. Các cơ sở hỏa táng có trách nhiệm thực hiện đăng ký, kiểm định các loại máy, vật tư, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở hỏa táng trên địa bàn thành phố Hà Nội đảm bảo phòng chống cháy nổ như sau:
- Các cơ sở hỏa táng có trách nhiệm phối hợp UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn và các đơn vị liên quan xây dựng phương án đảm bảo phòng chống cháy nổ trong và ngoài khu vực cơ sở hỏa táng.
- Các cơ sở hỏa táng có trách nhiệm xây dựng các quy trình quản lý, lịch trình hoạt động của từng lò hỏa táng, quy trình giám sát tới từng ca hỏa táng để phục vụ công tác đảm bảo an ninh xã hội và phòng ngừa các vi phạm (nếu có).
- Các cơ sở hỏa táng có trách nhiệm thực hiện đăng ký, kiểm định các loại máy, vật tư, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng chống cháy nổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?