Kết nối tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang với đèn giao thông đường bộ cần đáp ứng điều kiện gì?
- Kết nối tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang với đèn giao thông đường bộ cần đáp ứng điều kiện gì?
- Lắp đặt tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang cần đảm bảo yêu cầu gì?
- Có bắt buộc lập hồ sơ quản lý tại mỗi điểm kết nối tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang với đèn giao thông đường bộ hay không?
Kết nối tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang với đèn giao thông đường bộ cần đáp ứng điều kiện gì?
Kết nối tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang với đèn giao thông đường bộ cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
2. Đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang là loại đèn báo hiệu đường bộ đặt trong phạm vi đường ngang để điều khiển người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi qua đường ngang.
3. Kết nối tín hiệu là việc liên kết kỹ thuật giữa hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ và hệ thống tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang nhằm bảo đảm biểu thị thống nhất và đồng bộ giữa các tín hiệu.
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều kiện và nguyên tắc kết nối tín hiệu
1. Điều kiện kết nối tín hiệu được thực hiện tại nút giao đường bộ có nhánh đường bộ đi vào đường ngang mà khoảng cách từ tim nút giao đường bộ đến vạch dừng gần nhất trên đường bộ tại đường ngang quy định như sau:
a) Đối với đường bộ từ cấp IV trở xuống giao cắt đồng mức với đường sắt: không lớn hơn 75 mét;
b) Đối với đường ngang hiện đang khai thác mà đường bộ từ cấp III trở lên giao cắt đồng mức với đường sắt nhưng chưa thực hiện được giao cắt khác mức với đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt: không lớn hơn tầm nhìn hãm xe theo tốc độ thiết kế tương ứng với cấp đường bộ đó.
…
Theo đó, căn cứ quy định trên thì việc kết nối tín hiệu đèn giao thông với đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang cần đáp ứng điều kiện sau đây:
Được thực hiện tại nút giao đường bộ có nhánh đường bộ đi vào đường ngang mà khoảng cách từ tim nút giao đường bộ đến vạch dừng gần nhất trên đường bộ tại đường ngang quy định như sau:
– Đối với đường bộ từ cấp IV trở xuống giao cắt đồng mức với đường sắt: không lớn hơn 75 mét;
– Đối với đường ngang hiện đang khai thác mà đường bộ từ cấp III trở lên giao cắt đồng mức với đường sắt nhưng chưa thực hiện được giao cắt khác mức với đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt: không lớn hơn tầm nhìn hãm xe theo tốc độ thiết kế tương ứng với cấp đường bộ đó.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định việc kết nối tín hiệu nêu trên cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
– Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ và hệ thống tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang;
– Quyền ưu tiên thuộc về tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang;
– Bảo đảm biểu thị tín hiệu đèn giao thông đường bộ và tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang thống nhất và đồng bộ khi có tàu chạy qua đường ngang;
– Việc kết nối tín hiệu được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tín hiệu đường sắt, đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đồng thời phải hạn chế tối đa ùn tắc giao thông tại khu vực đường ngang và khu vực nút giao đường bộ có nhánh đường bộ đi vào đường ngang.
Lắp đặt tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang cần đảm bảo yêu cầu gì?
Theo Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Yêu cầu kỹ thuật về kết nối tín hiệu
1. Tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang được cấp đến tủ điều khiển tín hiệu đèn giao thông đường bộ hoặc đến hộp kết nối (nếu có) phải bảo đảm cho toàn bộ hệ thống kết nối tín hiệu hoạt động ổn định, chính xác.
2. Vị trí kết nối (nếu có) phải đảm bảo thuận lợi cho việc kết nối tín hiệu thuận lợi trong sửa chữa, thay thế và hạn chế tác động của môi trường
3. Khi đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang biểu thị dừng thì tín hiệu đèn giao thông đường bộ tại nút giao phải biểu thị dừng cùng thời điểm để toàn bộ phương tiện giao thông đường bộ đi từ nút giao không được phép đi vào nhánh đường bộ qua đường ngang.
4. Khi đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang tắt thì tín hiệu đèn giao thông đường bộ phải tự điều chỉnh trở lại hoạt động bình thường theo quy định về báo hiệu đường bộ hiện hành.
Theo đó, việc lắp đặt tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang cần đảm bảo yêu cầu sau:
– Tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang được cấp đến tủ điều khiển tín hiệu đèn giao thông đường bộ hoặc đến hộp kết nối (nếu có) phải bảo đảm cho toàn bộ hệ thống kết nối tín hiệu hoạt động ổn định, chính xác.
– Vị trí kết nối (nếu có) phải đảm bảo thuận lợi cho việc kết nối tín hiệu thuận lợi trong sửa chữa, thay thế và hạn chế tác động của môi trường
– Khi đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang biểu thị dừng thì tín hiệu đèn giao thông đường bộ tại nút giao phải biểu thị dừng cùng thời điểm để toàn bộ phương tiện giao thông đường bộ đi từ nút giao không được phép đi vào nhánh đường bộ qua đường ngang.
– Khi đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang tắt thì tín hiệu đèn giao thông đường bộ phải tự điều chỉnh trở lại hoạt động bình thường theo quy định về báo hiệu đường bộ hiện hành.
Có bắt buộc lập hồ sơ quản lý tại mỗi điểm kết nối tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang với đèn giao thông đường bộ hay không?
Theo Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ quản lý kết nối tín hiệu
1. Mỗi điểm kết nối tín hiệu phải được lập hồ sơ để quản lý. Hồ sơ phải được lưu trữ, ghi chép thường xuyên, thống nhất theo các mẫu biểu hiện hành.
2. Hồ sơ quản lý kết nối tín hiệu bao gồm:
a) Hồ sơ hoàn công công trình kết nối tín hiệu;
b) Lý lịch đường ngang có kết nối tín hiệu;
c) Hồ sơ kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của hệ thống kết nối tín hiệu.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì tại mỗi điểm kết nối tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang với đèn giao thông đường bộ phải được lập hồ sơ để quản lý bao gồm những nội dung sau:
– Hồ sơ hoàn công công trình kết nối tín hiệu;
– Lý lịch đường ngang có kết nối tín hiệu;
– Hồ sơ kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của hệ thống kết nối tín hiệu.
Hồ sơ phải được lưu trữ, ghi chép thường xuyên, thống nhất theo các mẫu biểu hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?