Hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người có cần đảm bảo chủ quyền độc lập hay không? Có cần phải tuân thủ các điều ước của quốc tế hay không?
Hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người có cần đảm bảo chủ quyền độc lập hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Nguyên tắc hợp tác quốc tế
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tôn trọng độc lập, chủ quyền.
Chiếu theo quy định trên thì Nhà nước Việt Nam ta phải thực hiện chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống mua bán người nhưng phải đảm bảo trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tôn trọng độc lập, chủ quyền.
Hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người có cần đảm bảo chủ quyền độc lập hay không? Có cần phải tuân thủ các điều ước của quốc tế hay không? (Hình từ Internet)
Thực hiện hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người của Việt Nam ngoài tuân thủ pháp luật có cần phải tuân thủ các điều ước của quốc tế hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Thực hiện hợp tác quốc tế
1. Trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo về phòng, chống mua bán người.
2. Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với các cơ quan hữu quan của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người thực hiện theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.
Theo đó, trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo về phòng, chống mua bán người.
Như vậy, theo quy định thì thấy rằng khi thực hiện hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người của Việt Nam ngoài tuân thủ pháp luật cũng cần phải tuân thủ các điều ước của quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
* Lưu ý: Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.
Trao trả nạn nhân của buôn bán người thì sẽ thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG có quy định như sau:
Trao trả nạn nhân
1. Cục Lãnh sự khi nhận được công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà nạn nhân là công dân (hoặc thường trú) trả lời đồng ý nhận trở về, kèm theo giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh đã được cấp cho nạn nhân, có trách nhiệm thống nhất với phía nước ngoài về thời gian, cửa khẩu, phương tiện chuyên chở nạn nhân về nước (trường hợp phía nước ngoài không bố trí được phương tiện chuyên chở thì có thể đề nghị các tổ chức quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ), sau đó thông báo bằng văn bản và chuyển giấy tờ xuất, nhập cảnh của nạn nhân cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Lãnh sự có trách nhiệm thực hiện:
a) Cấp thị thực xuất cảnh, tạm trú cho nạn nhân (được miễn thu lệ phí, thời hạn của thị thực, tạm trú phù hợp với thời hạn đưa nạn nhân về nước);
b) Thông báo kế hoạch đưa nạn nhân về nước cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang lưu giữ nạn nhân; Công an cửa khẩu sân bay quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng cửa khẩu đường bộ nơi nạn nhân sẽ xuất cảnh; các tổ chức quốc tế (nếu có liên quan) để phối hợp đưa nạn nhân về nước;
c) Chuyển cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi lưu giữ nạn nhân giấy tờ xuất nhập cảnh và các tài liệu liên quan đến nạn nhân để thực hiện thủ tục đưa nạn nhân về nước.
Đồng thời, tại Điều 55 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Hợp tác quốc tế trong việc giải cứu và hồi hương nạn nhân
1. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các cơ quan hữu quan của nước ngoài trong việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
..
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì thấy được rằng Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các cơ quan hữu quan của nước ngoài trong việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân bị mua bán cũng là một bước tiến thể hiện tinh thần trong công tác hợp tác quốc tế trong việc giải cứu và hồi hương nạn nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?