Hội viên liên kết của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam gồm những đối tượng nào? Điều kiện để trở thành Hội viên liên kết là gì?
Hội viên liên kết của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam gồm những đối tượng nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Điều lệ của Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/2005/QĐ-BNV quy định tiêu chuẩn của Hội viên liên kết như sau:
Tiêu chuẩn và hình thức hội viên
...
3. Hội viên liên kết:
a) Là công dân Việt Nam đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên (AC) nhưng không làm việc trong các tổ chức kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
b) Là công dân Việt Nam đã được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài có mong muốn tham gia làm Hội viên liên kết của Hội.
...
Như vậy, Hội viên liên kết của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam bao gồm những đối tượng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên (AC) nhưng không làm việc trong các tổ chức kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
- Là công dân Việt Nam đã được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài có mong muốn tham gia làm Hội viên liên kết của Hội.
Điều kiện để trở thành Hội viên liên kết của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam là gì?
Theo Điều 7 Điều lệ của Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Điều kiện trở thành Hội viên
Người muốn trở thành Hội viên chính thức hoặc Hội viên liên kết phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Điều lệ này, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; tán thành Điều lệ Hội; tự nguyện làm Đơn xin gia nhập Hội đều có thể trở thành Hội viên.
Theo đó, người muốn trở thành Hội viên liên kết phải có đủ các tiêu chuẩn quy định nêu trên, ngoài ra phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; tán thành Điều lệ Hội; tự nguyện làm Đơn xin gia nhập Hội.
Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên liên kết của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam có phải tham gia sinh hoạt và đóng Hội phí hay không?
Theo Điều 10 Điều lệ của Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 63/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ của Hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, chính sách, Pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế và các Nghị quyết, Quyết định của Hội; Tích cực tham gia hoạt động Hội.
2. Tham gia thường xuyên sinh hoạt Hội và đóng Hội phí đầy đủ theo quy định của BCH Hội (Hội viên danh dự không phải đóng Hội phí).
3. Không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, khả năng về mọi mặt, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm về kiểm toán, kế toán, tài chính và trình độ quản lý.
4. Giữ gìn và đề cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
5. Nâng cao uy tín nghề nghiệp; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và danh tiếng của Hội; Bảo vệ danh dự và lợi ích của Hội; Vận động mọi người hưởng ứng các hoạt động của Hội; Tham gia tích cực vào việc phát triển Hội viên mới.
6. Chủ động và thường xuyên liên lạc với Văn phòng Hội.
Theo đó, Hội viên liên kết của Hội Kiểm toán viên hành nghề thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, chính sách, Pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế và các Nghị quyết, Quyết định của Hội; Tích cực tham gia hoạt động Hội.
- Tham gia thường xuyên sinh hoạt Hội và đóng Hội phí đầy đủ theo quy định của Ban Chấp hành Hội (Hội viên danh dự không phải đóng Hội phí).
- Không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, khả năng về mọi mặt, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm về kiểm toán, kế toán, tài chính và trình độ quản lý.
- Giữ gìn và đề cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
- Nâng cao uy tín nghề nghiệp; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và danh tiếng của Hội; Bảo vệ danh dự và lợi ích của Hội; Vận động mọi người hưởng ứng các hoạt động của Hội; Tham gia tích cực vào việc phát triển Hội viên mới.
- Chủ động và thường xuyên liên lạc với Văn phòng Hội.
Như vậy, Hội viên liên kết của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam có trách nhiệm phải tham gia thường xuyên sinh hoạt Hội và đóng Hội phí đầy đủ theo quy định của Ban Chấp hành Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?