Hoạt động đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm các nội dung nào và nhằm mục đích gì?
Hoạt động đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm các nội dung nào?
Theo Điều 3 Quy chế thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2116/QĐ-BNN-HTQT năm 2008 quy định như sau:
Nội dung của hoạt động đối ngoại
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình công tác đối ngoại.
2. Tổ chức, quản lý các đoàn đi học tập, công tác nước ngoài (gọi tắt là đoàn ra) và các đoàn nước ngoài vào làm việc với các đơn vị thuộc Bộ (gọi tắt là đoàn vào).
3. Tổ chức đón tiếp, làm việc với đối tác nước ngoài và các hoạt động về lễ tân đối ngoại.
4. Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.
5. Tổ chức tham quan, khảo sát trong nước cho đoàn vào, ngoài nước cho đoàn ra.
6. Công tác văn thư đối ngoại.
7. Cung cấp thông tin, tài liệu cho đối tác nước ngoài.
8. Công tác bảo vệ và thông tin tuyên truyền đối ngoại.
Theo đó, hoạt động đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm các nội dung sau đây:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình công tác đối ngoại.
- Tổ chức, quản lý các đoàn đi học tập, công tác nước ngoài (gọi tắt là đoàn ra) và các đoàn nước ngoài vào làm việc với các đơn vị thuộc Bộ (gọi tắt là đoàn vào).
- Tổ chức đón tiếp, làm việc với đối tác nước ngoài và các hoạt động về lễ tân đối ngoại.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.
- Tổ chức tham quan, khảo sát trong nước cho đoàn vào, ngoài nước cho đoàn ra.
- Công tác văn thư đối ngoại.
- Cung cấp thông tin, tài liệu cho đối tác nước ngoài.
- Công tác bảo vệ và thông tin tuyên truyền đối ngoại.
Hoạt động đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm mục đích gì?
Theo Điều 2 Quy chế thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2116/QĐ-BNN-HTQT năm 2008 quy định như sau:
Nguyên tắc thống nhất quản lý công tác đối ngoại
1. Hoạt động đối ngoại nhằm mục đích tăng cường sức mạnh toàn diện và nâng cao vị thế của Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
2. Bảo đảm thực hiện hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, giữ gìn bí mật và an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Ban Cán sự và Bộ trưởng về hoạt động đối ngoại, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, đề cao tính chủ động của các đơn vị và các cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động đối ngoại.
4. Bảo đảm hoạt động đối ngoại được thực hiện theo chương trình, kế hoạch hàng năm và đột xuất đã được Bộ trưởng duyệt; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định.
Căn cứ trên quy định hoạt động đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm mục đích tăng cường sức mạnh toàn diện và nâng cao vị thế của Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Hoạt động đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm các nội dung nào và nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2116/QĐ-BNN-HTQT năm 2008 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Vụ Hợp tác quốc tế:
Thực hiện thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của Bộ theo quy định tại Điều 2, Quyết định số 11/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Hợp tác quốc tế.
2. Văn phòng Bộ:
a) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế lập dự trù, xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm cho các hoạt động đối ngoại của Bộ bằng nguồn ngân sách nhà nước trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định;
b) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế hàng năm và đột xuất của Bộ; chuẩn bị địa điểm và trang thiết bị phòng họp trong trường hợp các hoạt động đối ngoại được tiến hành tại cơ quan Bộ; thanh quyết toán tài chính cho các hoạt động đối ngoại.
3. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, lập báo cáo 6 tháng, năm về đoàn ra gửi Vụ Hợp tác quốc tế tổng hợp báo cáo.
4. Vụ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động đối ngoại theo kế hoạch của Bộ.
5. Các đơn vị trực thuộc Bộ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện các hoạt động đối ngoại theo sự phân công của Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?