Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành quy trình gì trong hoạt động quản lý, điều hành xuất khẩu gạo?
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành quy trình gì trong hoạt động quản lý, điều hành xuất khẩu gạo?
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm như nào trong việc cân đối nguồn thóc, gạo trong nước?
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đảm bảo nguyên tắc gì khi cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành quy trình gì trong hoạt động quản lý, điều hành xuất khẩu gạo?
Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ngoài trách nhiệm được quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật hiện hành, các Bộ, ngành: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan còn có trách nhiệm sau:
...
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Thống nhất chỉ đạo các địa phương lập và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa; hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng chuyên canh các giống lúa có chất lượng, giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm; áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản thóc, gạo; nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường;
b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam theo dõi tình hình sản xuất, nắm sản lượng thóc, gạo để cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo quy định tại Nghị định này;
c) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với thương nhân đầu tư sản xuất, chế biến thóc, gạo công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạo sạch, gạo hữu cơ, gạo có chất lượng, giá trị gia tăng cao hoặc chế biến phế phẩm, phụ phẩm từ thóc, gạo;
d) Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ triển khai xây dựng vùng nguyên liệu, thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo; nâng cao năng lực tổ chức đại diện của nông dân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các cơ chế, chính sách liên quan;
đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan hướng dẫn tiêu chí, phương pháp xác định sản phẩm gạo hữu cơ, gạo đồ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này; ban hành quy trình sản xuất lúa, quy trình chế biến, bảo quản, kiểm tra chất lượng sản phẩm thóc, gạo xuất khẩu; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thóc, gạo xuất khẩu; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện của thương nhân, người sản xuất và các tổ chức, cá nhân liên quan.
...
Theo quy định trên, trong hoạt động quản lý, điều hành xuất khẩu gạo thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành quy trình sản xuất lúa, quy trình chế biến, bảo quản, kiểm tra chất lượng sản phẩm thóc, gạo xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành quy trình gì trong hoạt động quản lý, điều hành xuất khẩu gạo?(Hình từ Internet)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm như nào trong việc cân đối nguồn thóc, gạo trong nước?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 107/2018/NĐ-CP thì trong việc cân đối nguồn thóc, gạo trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm như sau:
- Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cân đối nhu cầu tiêu dùng thóc, gạo trong nước, công bố vào quý IV hàng năm nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm kế hoạch tiếp theo.
- Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tiến hành cập nhật và thông báo với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam về tình hình sản xuất, sản lượng, nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đảm bảo nguyên tắc gì khi cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu?
Mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo được quy định tại Điều 10 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:
Mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo
Việc điều hành xuất khẩu gạo phải đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc sau:
1. Góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành.
2. Bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước.
3. Thực hiện các cam kết quốc tế; bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.
Như vậy, khi cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành.
- Bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
- Bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân, tổ chức có thể góp vốn quyền sử dụng đất cho hợp tác xã thông qua hình thức nào theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?