Truyền hình VTC dừng phát sóng chính thức? Tại sao Đài VTC dừng phát sóng? Các đài truyền hình ngừng phát sóng?

Truyền hình VTC dừng phát sóng chính thức? Tại sao Đài VTC dừng phát sóng ?Các đài truyền hình ngừng phát sóng?

Truyền hình VTC dừng phát sóng chính thức? Tại sao Đài VTC dừng phát sóng? Các đài truyền hình ngừng phát sóng?

Ngày 06/12/2024, Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 đã ban hành Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 năm 2024 về Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Tại Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 năm 2024 về kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ có đề cập đến nội dung về truyền hình VTC dừng phát sóng như sau:

3.16. Giao Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng Đề án chỉ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC; đồng thời, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong hiện có của Đài Truyền hình Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp (kèm theo dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam).
3.17. Giao Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC và cơ cấu lại, giảm mạnh tổ chức bên trong; tập trung xây dựng Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tấn quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, tập trung vào báo in, báo điện tử, báo nói (VOV) để thực hiện nhiệm vụ chính trị, được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên cho các hoạt động (kèm theo dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam).

Như vậy, kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ nêu rõ kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC.

Theo đó, truyền hình VTC dừng phát sóng là một trong những kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ được nêu tại Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 năm 2024.

Bên cạnh đó, giao Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng Đề án chỉ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC.

Đồng thời, theo Thông báo từ VOV.VN - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) sẽ chính thức dừng phát sóng các kênh chương trình từ 0h đêm nay (15/1/2025).

Việc Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) dừng phát sóng là thực hiện Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị và Kế hoạch 141 của Chính phủ về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.

Truyền hình VTC dừng phát sóng chính thức? Tại sao Đài VTC dừng phát sóng? Các đài truyền hình ngừng phát sóng?

Truyền hình VTC dừng phát sóng chính thức? Tại sao Đài VTC dừng phát sóng? Các đài truyền hình ngừng phát sóng? (Hình từ Internet)

Vị trí và chức năng của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC là gì?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 735/QĐ-BTTTT năm 2014 quy định vị trí và chức năng của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC như sau:

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC là cơ quan báo chí trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần, giải trí lành mạnh của nhân dân.

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.

Đánh giá tác động sơ bộ của kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ thế nào?

Căn cứ theo Mục III Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 nêu rõ đánh giá tác động sơ bộ của kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ như sau:

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, trên cơ sở thực hiện phương án nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn như sau:

- Có 13 Bộ, 04 cơ quan ngang Bộ (giảm 05 Bộ).

- Có 04 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 04 cơ quan thuộc Chính phủ).

- Tổ chức bên trong: Tiếp tục thực hiện sắp xếp, tinh gọn đầu mối, giảm mạnh các tổng cục, cục, vụ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cục, vụ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục.

Sau khi sắp xếp thu gọn đầu mối, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ thì về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao thoa hiện nay. Phương án này có ưu điểm, hạn chế và tác động như sau:

- Ưu điểm:

+ Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực đối với một số lĩnh vực theo yêu cầu Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017, Nghị quyết 56/2017/QH14, Kết luận 74-KL/TW, Kết luận 50-KL/TW năm 2023, Kết luận 62-KL/TW năm 2023, ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm; đồng thời, điều chỉnh hợp lý về phân công quản lý nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực, khắc phục chồng chéo, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ.

+ Cùng với việc sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy Chính phủ nêu trên sẽ thực hiện sắp xếp lại tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, thực hiện cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng đội ngũ và tinh giản biên chế một cách triệt để gắn với thực hiện chính sách thu hút người có tài năng vào khu vực công theo đúng chủ trương chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng.

- Hạn chế: (1) Do số lượng cơ quan thuộc diện sắp xếp lớn, phạm vi tác động rộng, không tránh khỏi sự tác động đến tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người đang giữ chức vụ lãnh đạo. (2) Thực hiện phương án sắp xếp này thì quy mô, phạm vi của một số Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực sẽ lớn, đặt ra yêu cầu cao đối với người đứng đầu Bộ và đội ngũ lãnh đạo Bộ. Vì vậy, cần có sự chuẩn bị kỹ trong công tác nhân sự để bảo đảm triển khai phương án đồng bộ, hiệu quả.

- Đánh giá tác động:

+ Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ liên quan đến điều chỉnh tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của một số bộ, cơ quan ngang bộ đang được quy định tại các luật chuyên ngành (qua rà soát 247 luật thì có 113 luật đang quy định về tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thuộc đối tượng sắp xếp nêu trên). Khi Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, thì sẽ có quy định điều khoản chuyển tiếp như sau:

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một số bộ, cơ quan ngang bộ đã được quy định tại các luật, pháp lệnh hiện hành, nhưng nay có sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức theo Nghị quyết này, thì được chuyển giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ tương ứng kể từ ngày các cơ quan này được sắp xếp lại.

Giao Chính phủ quyết định việc phân định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định những vấn đề trong các luật chuyên ngành đang giao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ theo quy định của Hiến pháp.

+ Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp, nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
850 lượt xem
Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
Pháp luật
Truyền hình VTC dừng phát sóng chính thức? Tại sao Đài VTC dừng phát sóng? Các đài truyền hình ngừng phát sóng?
Pháp luật
Kết thúc hoạt động Truyền hình VTC, Truyền hình VOV theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
Pháp luật
Danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ sau tinh gọn dự kiến như thế nào? Có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ sau tinh gọn tổ chức Bộ máy Chính phủ?
Pháp luật
19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ về lại các Bộ quản lý ngành khi Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào