|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực
Số hiệu:
|
18-NQ/TW
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Ban Chấp hành Trung ương
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Phú Trọng
|
Ngày ban hành:
|
25/10/2017
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Thực hiện giảm số cấp phó trong bộ máy của hệ thống chính trị
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị quyết 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (HTCT) tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Theo đó, phấn đấu đến năm 2021 đạt được các mục tiêu quan trọng sau:
- Hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn các tổ chức và đầu mối bên trong của tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó;
- Hoàn thiện các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của HTCT để kịp thời khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý;
- Thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ về lý luận và thực tiễn;
- Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố;
- Giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
Nghị quyết 18-NQ/TW được ký ban hành ngày 25/10/2017.
BAN CHẤP
HÀNH TRUNG ƯƠNG
--------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số: 18-NQ/TW
|
Hà Nội, ngày
25 tháng 10 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHOÁ XII
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ
MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TINH GỌN, HOẠT ĐỘNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ
I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
1- Tình hình
Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành và lãnh
đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng
tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống
tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội
được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức được
phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị cơ bản ổn định, phù hợp với Cương lĩnh và Hiến
pháp; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối;
hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp... Việc phân công, phân
cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ; còn tình trạng bao biện, làm thay
hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức
đạt kết quả thấp; tỉ lệ người phục vụ cao, nhất là ở khối
văn phòng; số lãnh đạo cấp phó
nhiều; việc bổ nhiệm cấp "hàm" ở một
số cơ quan Trung ương chưa hợp lý. Cơ chế kiểm soát
quyền lực hiệu quả chưa cao; việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chuyển biến chậm, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy đã quan tâm đầu tư nhiều cho kết cấu hạ tầng công nghệ thông
tin phục vụ quản lý nhưng hiệu quả tác
động vào việc tinh gọn tổ chức bộ máy,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và tinh giản biên chế chưa tương xứng. Số người hưởng lương,
phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, nhất là ở các đơn vị sự nghiệp công lập,
người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, tổ dân phố; chính
sách tiền lương còn bất cập.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối
quan hệ công tác của cấp uỷ cấp tỉnh, cấp uỷ cấp huyện
chưa cụ thể hoá đầy đủ; thiếu quy định khung quy chế làm
việc của cấp uỷ các cấp. Số lượng, cơ cấu,
chất lượng cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ các cấp còn một
số bất cập. Năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của không ít cấp uỷ, tổ chức đảng còn yếu, nhất là ở một số cơ sở và trong doanh
nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công
lập; việc quản lý đảng viên ở nhiều nơi thiếu chặt chẽ; công tác xây dựng tổ
chức đảng, phát triển đảng viên ở một
số địa bàn và trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài
nhà nước còn khó khăn. Nhiều trưởng thôn,
tổ trưởng tổ dân phố không phải là đảng viên. Tổ chức, hoạt
động của một số ban chỉ đạo và ban bảo vệ, chăm sóc
sức khoẻ cán bộ có mặt
còn bất cập.
Năng lực quản lý, điều hành và hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của một số cơ quan nhà nước cả ở
Trung ương và địa phương còn hạn chế.
Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ. Chưa phân
định thật rõ tính đặc thù của chính quyền đô thị, nông
thôn, hải đảo. Các đơn vị hành chính
địa phương nhìn chung quy mô nhỏ, nhiều đơn
vị không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy
định, nhất là cấp huyện, cấp xã. Số
lượng, cơ cấu đại biểu dân cử chưa phù hợp, chất lượng còn hạn chế. Việc thành lập văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội cấp tỉnh làm
phát sinh một số bất cập trong công tác cán bộ, quản lý cán bộ. Nhiều tổ chức phối hợp liên
ngành, ban quản lý dự án trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã
hội chậm đổi mới, một số nhiệm vụ còn trùng lắp, vẫn còn tình trạng "hành chính
hoá", "công chức hoá". Cơ cấu
cán bộ, công chức, viên chức giữa các cấp và trong từng
cơ quan chưa hợp lý; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở còn hạn chế. Nội dung và phương thức hoạt động có lúc, có nơi chưa thiết thực, hiệu
quả, thiếu sâu sát cơ sở. Cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước đối với Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội còn bất cập; một số quy định về tổ chức, hoạt động
và cơ chế quản lý tài chính, tài sản
đối với tổ chức công đoàn chưa phù hợp. Tổ chức hội quần
chúng lập nhiều ở các cấp, nhưng cơ sở
vật chất và kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào
ngân sách nhà nước.
2- Nguyên nhân hạn chế, bất cập
Mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị chưa được hoàn thiện, một số bộ phận,
lĩnh vực chưa phù hợp với yêu cầu,
nhiệm vụ của thời kỳ mới. Nhận thức, ý thức trách
nhiệm của một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa đầy đủ, toàn diện về tầm quan trọng, tính cấp thiết và những yêu cầu đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là về những hạn chế, yếu kém đang
tác động trực tiếp đến vai trò lãnh đạo, uy
tín của Đảng và niềm tin của nhân
dân.
Công tác lãnh
đạo, chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kết
luận của Đảng, quy định của Nhà nước về sắp xếp, kiện toàn
tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thiếu kiên quyết, đồng bộ; còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lợi ích
cục bộ; tư tưởng bao cấp, tâm lý dựa dẫm, trông
chờ vào Nhà nước còn khá phổ biến. Một số cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu
ở các cấp chưa có quyết tâm
cao, nỗ lực lớn và hành động thiếu quyết liệt.
Công tác quản lý tổ chức bộ máy và biên chế chưa chặt chẽ và chưa tập trung thống nhất vào
một đầu mối. Trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành vẫn quy định về tổ chức bộ máy,
biên chế; một số văn bản pháp luật về tổ chức
còn nội dung chưa phù hợp.
Cơ chế, chính sách khuyến khích việc
sắp xếp tinh gọn tổ chức, biên chế chưa phù hợp, thiếu mạnh mẽ. Việc phân bổ kinh phí
thường xuyên theo biên chế chưa
gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động của các
tổ chức, cơ quan, đơn vị là một trong những nguyên nhân làm tăng biên chế.
Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thiếu thường xuyên;
chưa xử lý nghiêm đối với những tập thể, cá
nhân, nhất là người đứng đầu không
hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh
giản biên chế; chưa có cơ chế đánh giá phù hợp và thay thế
kịp thời những cán bộ, công chức, viên
chức không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị chưa được
coi trọng và chưa được tiến hành một
cách căn cơ, bài bản, thiết thực; công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng chưa kịp
thời.
II- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1- Quan điểm chỉ đạo
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý
của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và quyền làm
chủ của nhân dân; bám sát Cương lĩnh, Hiến pháp, Điều lệ và các văn kiện
của Đảng trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị; đặt trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện đồng bộ với đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Giữ vững các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và
đề cao kỷ luật, kỷ cương của Đảng, pháp luật
của Nhà nước; nghiêm túc thực hiện
nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo
việc đổi mới, sắp xếp và quản lý tổ
chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất
của Trung ương, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của từng cấp, từng ngành, từng
địa phương; xác định rõ trách nhiệm của
tập thể và cá nhân, nhất là người đứng
đầu.
- Bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông;
kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi
mới, phát triển; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản biên
chế và cải cách chế độ
tiền lương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức;
thu hút người có đức, có tài;
bố trí đủ nguồn lực cần thiết và có
cơ chế, chính sách phù hợp đối với những người
chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp.
- Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả. Lãnh đạo tập trung, thống
nhất; thực hiện thường xuyên, liên tục, tích cực, mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng
điểm, có lộ trình, bước đi vững chắc,
đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và
lâu dài. Những việc đã rõ, cần thực hiện thì
thực hiện ngay; những việc mới, chưa được quy định, hoặc những việc
đã có quy định nhưng không còn phù hợp
thì mạnh dạn chỉ đạo thực hiện thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm,
từng bước hoàn thiện, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội; những việc chưa rõ,
phức tạp, nhạy cảm, còn có ý kiến khác
nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để có
chủ trương, giải pháp phù hợp.
- Thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc
và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm
chính. Mô hình và quy mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc
điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị
tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy,
tinh giản biên chế; tăng cường tuyên
truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và
sự đồng thuận trong xã hội, không để các thế lực thù địch, các
phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá,
chia rẽ nội bộ.
2- Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và
phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của
Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm
chủ của nhân dân. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng
hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2021: (1) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp,
kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối
bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối
đa cấp trung gian, giảm cấp phó. Sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện một số quy định liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị để kịp thời khắc phục tình trạng trùng
lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý; (2) Thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và
kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ
về lý luận và thực tiễn;
(3) Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn
theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố; (4) Giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
- Từ năm 2021 đến năm 2030: (1) Hoàn thành việc nghiên
cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù
hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước
ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế; (2) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ
quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo,
trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa
các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; (3) Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy bằng các quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; (4) Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính
quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; (5) Cơ
bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy
định.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập từ nay đến năm 2030: Thực hiện có hiệu quả theo
lộ trình, mục tiêu và nhiệm vụ, giải
pháp của Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản
lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".
III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1- Nhiệm vụ, giải pháp chung đối với toàn bộ hệ thống chính trị
- Thực hiện Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy,
biên chế của toàn hệ thống chính trị, ở Trung ương trực tiếp là Bộ Chính trị, ở địa phương trực tiếp là ban thường vụ cấp uỷ
cấp tỉnh.
- Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện và tổ chức thực hiện mô
hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị
phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
- Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh
gọn đầu mối bên trong các tổ chức của hệ thống
chính trị gắn với tinh giản biên chế,
cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Kiên
quyết giảm và không thành lập mới các
tổ chức trung gian; giải thể hoặc sắp xếp lại các tổ chức hoạt động không hiệu quả. Việc sắp xếp lại
tổ chức bộ máy không được tăng thêm đầu
mối và biên chế; trường hợp đặc biệt cần tăng thêm đầu mối từ cấp vụ, cục hoặc tương đương trở lên phải có ý kiến của Bộ Chính trị.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
mối quan hệ công tác giữa các tổ chức
trong hệ thống chính trị, khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo để
một tổ chức, một người có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng
một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách
nhiệm chính. Thực hiện tinh giản biên
chế theo đúng mục tiêu đã đề ra. Quy định và quản lý chặt
chẽ biên chế đối với các tổ chức
trong hệ thống chính trị trên cơ sở
phân loại tổ chức, tiêu chuẩn chức
danh cán bộ, công chức, viên
chức và xác định vị trí việc làm một cách khoa học, sát
thực tế. Quy định số lượng biên chế tối thiểu
được thành lập tổ chức, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa
của một tổ chức phù hợp với đặc điểm của từng cấp, từng ngành,
từng địa phương. Quy định cụ thể tiêu chuẩn,
điều kiện, chính sách để giảm phạm vi, đối tượng bổ nhiệm
cấp "hàm"; giảm tỉ lệ người phục vụ trong từng
cơ quan, nhất là khối văn phòng.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, Nhà nước về tổ chức bộ máy của các cấp, các ngành, các địa
phương, bảo đảm đồng bộ, thống nhất. Mạnh dạn thí điểm một
số mô hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy và kiêm
nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; kịp thời sơ kết, tổng kết và mở rộng dần những mô hình phù hợp, hiệu quả.
- Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện
cơ chế cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên
chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Tiến hành sơ
kết, tổng kết và đổi mới việc thi tuyển, bổ
nhiệm, sử dụng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính
sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh cải cách tiền lương. Thực hiện nghiêm chế độ miễn nhiệm, bãi
nhiệm, từ chức, cho thôi việc hoặc thay thế
kịp thời những người kém năng lực, phẩm chất đạo đức, không
đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của chức danh, không hoàn thành nhiệm vụ được
giao. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi
dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Thực hiện phân cấp, phân quyền
mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa
phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn quyền hạn với trách
nhiệm; đồng thời, xây dựng cơ chế kiểm soát
quyền lực chặt chẽ bằng các quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, bảo đảm dân
chủ, công khai, minh bạch, đề cao trách
nhiệm giải trình và tăng cường kiểm tra, giám
sát việc thực hiện. Khuyến khích sự năng động,
sáng tạo và phát huy tính tích cực,
chủ động của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc xây dựng, kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, sát thực để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện kiểm
tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên
chế trong hệ thống chính trị. Biểu dương,
khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện có
hiệu quả; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá
nhân, nhất là người đứng đầu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, không
đạt mục tiêu tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Đây là một trong
những tiêu chí quan trọng để kiểm điểm, đánh giá,
giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ.
- Tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ, ứng dụng sâu
rộng khoa học - công nghệ, nhất là
công nghệ thông tin; đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, đô thị
thông minh; tổng kết, đánh giá để có
giải pháp sử dụng hiệu quả hạ tầng công
nghệ thông tin, chống lãng phí, góp phần tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế. Đầu tư thoả đáng các nguồn lực cho công
tác nghiên cứu khoa học về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ của hệ thống chính trị. Nghiên cứu sửa đổi quy định và thực hiện việc phân
bổ ngân sách chi thường xuyên đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống
chính trị.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự thống nhất nhận thức
và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Bố trí đủ nguồn lực và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với những cán bộ, công chức, viên chức chịu
tác động trực tiếp trong quá trình sắp
xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy. Cảnh giác và chủ động có các giải pháp ngăn chặn các hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch và phần tử xấu.
2- Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể
2.1- Đối với hệ thống tổ chức của Đảng
- Trung ương
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của cấp uỷ cấp tỉnh, cấp
uỷ cấp huyện và cụ thể hoá cho cấp cơ
sở; quy định khung quy chế làm việc của cấp uỷ. Cấp uỷ căn
cứ quy định khung và đặc điểm, tình hình cụ thể để xây dựng quy chế làm việc của cấp mình và hướng dẫn cấp uỷ cấp dưới trực
tiếp xây dựng quy chế làm việc.
- Nghiên cứu, xây dựng quy định về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, điều kiện, quy trình hợp lý
để lựa chọn cấp uỷ viên, uỷ viên ban
thường vụ cấp uỷ các cấp.
- Kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao theo hướng vừa bảo đảm quy định chung, vừa bảo đảm
tính đặc thù nhằm tăng cường công
tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở ngoài nước. Chuyển Văn phòng
Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương về
Ban Nội chính Trung ương và tổ chức lại cho phù hợp.
- Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động
của các ban bảo vệ và chăm sóc sức
khoẻ cán bộ theo hướng chuyển giao cơ sở vật chất, trang
thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ cho cơ sở y tế và sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp.
- Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các đảng uỷ khối cơ quan theo hướng tinh gọn tổ
chức bộ máy và tập trung vào một số
nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Đối với các đảng uỷ khối
doanh nghiệp, tiếp tục nghiên cứu, tổ chức lại cho phù
hợp với điều kiện mới ở cả Trung ương, địa phương nhằm nâng
cao tính thực chất và hiệu quả hoạt động.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các loại hình tổ chức cơ sở
đảng theo hướng tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở. Nhanh chóng khắc phục tình trạng thôn, tổ dân
phố chưa có tổ chức đảng và sơ kết, đánh giá vai trò trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không phải
là đảng viên để có giải pháp phù hợp trong việc bố trí, giới thiệu đảng viên ứng cử.
- Nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức đảng trong các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để tăng cường sự lãnh
đạo toàn diện của Đảng và quản lý chặt chẽ đội ngũ đảng viên. Đẩy mạnh xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, đơn vị sự
nghiệp ngoài nhà nước.
- Thực hiện thống nhất văn phòng cấp uỷ phục vụ chung
các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ cấp tỉnh; trưởng ban
tuyên giáo đồng thời là giám đốc
trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Cơ bản hợp nhất văn phòng cấp uỷ với văn phòng hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện. Thí điểm việc kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu hoặc hợp
nhất một số cơ quan của Đảng và Nhà nước, cơ quan của Đảng
và Mặt trận Tổ quốc có chức năng, nhiệm
vụ tương đồng ở cấp tỉnh, cấp huyện những nơi có đủ điều
kiện. Cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là
chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện
bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ
ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ở những
nơi có đủ điều kiện.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của
cấp uỷ từ Trung ương đến địa phương.
2.2- Đối với hệ thống tổ chức của Nhà nước
ở Trung ương
- Thực hiện tăng tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách theo mục tiêu đã đề ra; nghiên cứu việc
giảm hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm công tác ở các cơ quan hành pháp. Quy định số lượng với tỉ lệ hợp lý giữa lãnh đạo, uỷ viên thường trực, uỷ viên chuyên
trách của Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội theo hướng giảm số lượng cấp phó và uỷ viên thường trực. Sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên
trong của Văn phòng Quốc hội theo hướng tinh
gọn, hoạt động hiệu quả.
- Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục thực
hiện đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy
theo hướng tập trung vào quản lý vĩ
mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp,
cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực chỉ đạo,
điều hành và hiệu quả tổ chức thực hiện; tăng cường công
tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành.
- Khẩn trương rà soát, cương quyết sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm, mối quan hệ công tác giữa các
bộ, ngành và các tổ chức trực thuộc các
bộ, ngành; khắc phục triệt để sự trùng
lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ để một tổ
chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một
tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính.
Rà soát, sắp xếp theo hướng giảm các tổ chức
phối hợp liên ngành, nhất là các tổ
chức có bộ phận giúp việc chuyên
trách.
- Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động rà soát, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên
trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng;
không thành lập tổ chức mới, không thành lập
phòng trong vụ, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định. Giảm tối đa các ban quản lý
dự án. Kiên quyết hợp nhất, sắp xếp, tổ chức
lại các đơn vị sự nghiệp công lập để
thu gọn đầu mối, giảm biên chế; thực hiện cơ chế khoán
kinh phí theo nhiệm vụ được giao và sản phẩm
đầu ra. Chuyển một số nhiệm vụ và dịch vụ hành
chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải
thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
- Rà soát nhiệm vụ, quyền hạn để phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính
phủ, các bộ, ngành với
chính quyền địa phương để góp phần
tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; phát huy
tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách
nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế
kiểm soát quyền lực. Rà soát, bổ
sung, hoàn thiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã; quy định rõ cơ chế phân cấp, uỷ quyền và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi
được phân cấp, uỷ quyền giữa các cấp
chính quyền địa phương.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn
kết chặt chẽ với việc kiện toàn tổ chức, giảm đầu mối, bỏ
cấp trung gian, tinh giản biên chế của các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân.
- Đối với một số lĩnh vực được tổ chức theo ngành dọc,
như: Thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã
hội... tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức theo khu vực liên
tỉnh hoặc liên huyện để thu gọn đầu mối,
tinh giản biên chế. Tiếp tục nghiên cứu,
xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với
việc phân cấp ngân sách nhà nước, phát
huy vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động của ngân sách địa phương.
- Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương xây dựng
đề án riêng rà soát, kiện toàn, sắp xếp
tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu xây
dựng lực lượng quân đội, công an theo
hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang,
phù hợp với quy định chung của hệ thống chính trị và tính đặc thù của từng lực
lượng.
- Tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở
lý luận và thực tiễn về phạm vi quản
lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức
năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện
kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ
tới, như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính -
kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn
giáo…
- Tiếp tục nghiên cứu, từng bước sắp xếp thu gọn đầu mối
cơ quan điều tra đáp ứng yêu cầu công
tác điều tra hình sự, phòng, chống tội phạm và phù hợp với tổ chức, hoạt động của
viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân theo tinh thần cải
cách tư pháp.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối
quan hệ công tác của Kiểm toán Nhà nước
và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp để không chồng chéo khi thực
hiện nhiệm vụ.
2.3- Đối với chính quyền địa phương
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế xây
dựng chính quyền địa phương theo hướng phân
định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo,
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; chủ động thí điểm
ở những nơi có đủ điều kiện. Nghiên cứu, thực hiện giảm hợp lý số lượng đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp và giảm đại biểu Hội
đồng nhân dân công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước; giảm số lượng phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để thực hiện từ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
- Quy định khung số lượng các cơ quan trực thuộc Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện và khung số lượng cấp phó của các
cơ quan này. Căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí và quy định khung của Trung ương, cấp uỷ địa phương lãnh đạo
việc sắp xếp, bố trí cho phù hợp. Rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các sở, ngành theo hướng tinh gọn đầu mối, kiên
quyết cắt giảm số lượng, sắp xếp lại phòng, chi cục, trung tâm, ban quản lý dự
án và đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ngành.
- Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của
chính quyền địa phương, góp phần đẩy
mạnh cải cách hành chính, nhất là cải
cách thủ tục hành chính theo hướng dân
chủ, công khai, minh bạch, chuyên
nghiệp; tổ chức thực hiện có hiệu quả mô
hình trung tâm phục vụ hành chính công, cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cấp.
- Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của chính quyền cấp xã và quy định
khung số lượng cán bộ, công chức cấp
xã cho phù hợp theo hướng xác định rõ
vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh, đặc thù của địa phương và bảo đảm giảm biên chế. Quy định và thực hiện nghiêm, thống nhất việc khoán chi
phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố.
- Nghiên cứu ban hành quy định để thực hiện hợp nhất văn phòng
Hội đồng nhân dân, văn phòng đoàn đại biểu
Quốc hội và văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành một văn phòng tham mưu giúp
việc chung.
- Từng bước sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã chưa đủ tiêu
chuẩn theo quy định của pháp luật; khuyến khích
sáp nhập, tăng quy mô các đơn vị hành
chính các cấp ở những nơi có đủ điều kiện để
nâng cao năng lực quản lý, điều hành
và tăng cường các nguồn lực của địa phương.
Khẩn trương, cương quyết sắp xếp, sáp nhập các
thôn, tổ dân phố không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước.
2.4- Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
chính trị - xã hội và hội quần chúng
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị - xã hội gắn với đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động theo hướng tập trung cho cơ sở, gắn bó với đoàn viên, hội viên, từng
bước khắc phục "hành chính hoá" hoạt động và
"công chức hoá" cán bộ; tăng cường
phối hợp công tác giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể chính trị - xã hội
với các cơ quan, tổ chức có liên quan; tích cực tổ chức triển khai và nâng cao chất lượng giám
sát, phản biện xã hội.
- Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối bên trong gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối
quan hệ công tác của từng tổ chức; kiên quyết cắt giảm số lượng ban, phòng có chức năng, nhiệm
vụ trùng lắp, chồng chéo, hoạt động kém
hiệu quả; sắp xếp, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp hoạt động không hiệu quả. Tinh giản biên
chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ chuyên
trách các cấp, gắn với đổi mới cơ chế phân bổ
ngân sách nhà nước và quản lý
tài chính; nghiêm túc thực hiện việc khoán kinh phí để phát huy tính tích cực, chủ động và tự chủ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tăng cường sử dụng đội ngũ cộng tác
viên, tình nguyện viên.
- Thực hiện thí điểm trưởng ban dân vận đồng thời là chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở
cấp tỉnh, cấp huyện những nơi đủ điều kiện. Tổng kết mô hình cơ quan chuyên
trách tham mưu, giúp việc chung khối Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện; mở rộng thí điểm ở cấp tỉnh và
thực hiện ở cấp huyện những nơi có đủ điều
kiện.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế; xây dựng tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, quản lý,
sử dụng hiệu quả tài sản của tổ chức công
đoàn phù hợp với điều kiện mới. Rà soát, sửa
đổi cơ chế quản lý tài chính, nguồn kinh phí công
đoàn bảo đảm quản lý chặt chẽ, công
khai, minh bạch và nâng cao hiệu quả.
- Quy định chặt chẽ việc thành lập tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng; thực hiện nghiêm túc và nhất quán nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động
và tuân thủ pháp luật; Nhà nước chỉ cấp kinh phí để thực hiện những nhiệm vụ do
Đảng và Nhà nước giao. Tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện mô hình tự quản ở cộng đồng
dân cư thôn, tổ dân phố dưới sự chủ
trì của Mặt trận Tổ quốc và bảo đảm sự
lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý của chính quyền.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Bộ Chính trị ban hành
Kế hoạch thực hiện, tổ chức quán triệt Nghị
quyết, xác định rõ những việc cần làm
ngay, những việc phải làm theo lộ trình,
phân công cụ thể và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết.
2- Đảng đoàn Quốc hội, Ban
cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, khẩn trương thể chế hoá, cụ thể hoá các
nội dung Nghị quyết, nhất là những việc cần
phải làm ngay.
3- Các tỉnh uỷ, thành uỷ,
các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng,
đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức học tập quán triệt,
chủ động xây dựng kế hoạch, đề án cụ
thể để thực hiện Nghị quyết ở cấp mình.
4- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính
trị, Ban Bí thư thường xuyên theo
dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai và
đề xuất định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết./.
|
T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
TỔNG BÍ THƯ
Nguyễn Phú
Trọng
|
Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
CENTRAL
EXECUTIVE COMMITTEE
--------
|
COMMUNIST
PARTY OF VIETNAM
---------------
|
No.
18-NQ/TW
|
Hanoi,
October 25, 2017
|
RESOLUTION
OF THE SIXTH PLENUM OF THE 12TH CENTRAL EXECUTIVE
COMMITTEE ON CERTAIN ISSUES REGARDING THE CONTINUED REFORM AND
REORGANIZATION OF THE POLITICAL SYSTEM’S ORGANIZATIONAL STRUCTURE TOWARD
STREAMLINED, EFFICIENT, AND EFFECTIVE OPERATIONS I - SITUATION
AND CAUSES 1- Situation In recent years, our Party has
issued and led the implementation of various directives, resolutions, and
conclusions on building the organizational structure of the political system,
achieving many significant results. The organizational structures of the Party,
the State, the Vietnam Fatherland Front, and political-social organizations
have been reformed; the functions, tasks, and working relationships of each
organization have been defined and adjusted more reasonably, gradually meeting
the requirements of building and improving a socialist rule-of-law state and
developing a socialist-oriented market economy. The political system remains
fundamentally stable and aligns with the Party Platform and Constitution; it
ensures the leadership role of the Party, the management of the State, and the
promotion of the people's right to mastery, significantly contributing to the
monumental and historically meaningful achievements in the renovation,
construction, and defense of the Fatherland. However, the organizational
structure of the political system remains cumbersome, with multiple levels and
numerous focal points; its effectiveness and efficiency fall short of meeting
the demands and tasks. The functions, tasks, powers, organizational structures,
and working relationships of some agencies and organizations lack clarity and
remain overlapping and redundant, etc. The delegation of tasks,
decentralization, and delegation of powers across sectors, levels, and within
individual organizations are neither rational, robust, nor synchronized;
leading to instances of overreach, substitution, or omission of duties. Efforts
to streamline the political system's organizational structure in connection
with downsizing personnel and restructuring the workforce of officials and
public employees has yielded limited results. The proportion of supporting
staff remains high, especially in administrative office sector; the number of
deputy leaders is excessive; the appointment to honorary titles in certain
central agencies is unreasonable. The mechanisms for controlling power are not
highly effective; transparency, public accountability, and responsibility for
explanation are limited. Administrative reform, particularly in administrative
procedure reform progresses slowly and unevenly, failing to meet the
requirements. Despite considerable investment in IT infrastructure to support
governance, its impact on streamlining organizational structures, enhancing
operational effectiveness and efficiency, and downsizing personnel has been
inadequate. The number of people receiving salaries and allowances from the
state budget is substantial, particularly in public sector entities, part-time
staff in communes, villages or urban neighborhoods. Salary policies remain
problematic. The functions, tasks, powers,
responsibilities, and working relationships of province-level Party committees
and district-level Party committees have not been fully specified; a framework
for working regulations of Party committees at all levels is lacking. The
quantity, structure, and quality of Party committee members and members of
Party executive committees at all levels remain problematic. The leadership
capacity and combativeness of some Party committees and organizations remain
weak, especially at certain grassroots levels and within state-owned
enterprises and public sector entities. The management of Party members in many
areas is lacking in rigor. Building Party organizations and recruiting new
Party members in certain localities, non-state enterprises, and public sector
units face significant challenges. Many village heads and urban neighborhood
leaders are not Party members. The organization and operations of certain
steering committees and committees responsible for protecting and caring for
officials' health remain inadequate in some aspects. The management, administration
capacity, and operational effectiveness and efficiency of certain state
agencies at both the central and local levels remain limited. Coordination
among levels, sectors, and localities is occasionally inconsistent and lacks
cohesion. The distinct characteristics of urban, rural, and island
governance have not been clearly delineated. Local administrative units
are generally small in scale, with many not meeting the prescribed standards,
particularly at the district and commune levels. The quantity and composition
of elected representatives are not well-suited, and their quality remains
inadequate. The establishment of offices for province-level delegations of the
National Assembly has resulted in some challenges related to personnel
management and staffing. Many inter-sectoral coordinating organizations and
project management units have overlapping functions and tasks, leading to low
operational efficiency. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 2- Causes of
limitations and shortcomings The overall model for the
organizational structure of the political system has not been fully developed,
with certain components and areas failing to align with the demands and tasks
of the new era. The awareness and sense of responsibility of some party
committees and party organizations remain incomplete and lack comprehensiveness
regarding the importance, urgency, and requirements for reforming and
restructuring the political system, especially in addressing the direct impact
of limitations and weaknesses on the leadership role, reputation of the Party,
and public trust. Leadership, direction,
dissemination, and implementation of the Party's policies, resolutions, and
conclusions, as well as State regulations on reorganizing and streamlining
organizational structures and reducing staff numbers, have been neither
decisive nor consistent. There remain issues of favoritism, avoidance,
reluctance to address conflicts, and pursuit of vested interests. Dependence on
subsidies, and reliance on the State are still widespread. Some Party
committees, authorities, and leaders at various levels lack strong
determination, significant effort, and decisive actions. The management of organizational
structures and staffing remains loose and lacks centralized and unified
oversight. Numerous sector-specific legal documents continue to regulate
organizational structures and staffing. Additionally, certain legal documents
governing organizational structures include provisions that are inconsistent
with current requirements. Mechanisms and policies to
incentivize the streamlining of organizations and staffing are inadequate and
lack assertiveness. The allocation of regular funding based on staffing
numbers, rather than linking it to the results and efficiency of organizational
operations, is one of the key causes of increasing staffing numbers. Inspection, examination, and
supervision have been insufficiently frequent; with a lack of strict measures
against collectives and individuals—particularly leaders—who fail to fulfill
tasks related to organizational restructuring, streamlining administrative
apparatus, and staff reduction. There is also an absence of appropriate
mechanisms for evaluating and promptly replacing officials and public employees
who fail to meet task requirements. Efforts to summarize practical
experiences and conduct scientific research on the organizational structure of
the political system have been undervalued and inadequately implemented.
Interim reviews, comprehensive evaluations, and timely lessons-learned
exercises, as well as recognition and rewards, have not been carried out
effectively. II- PERSPECTIVES
AND OBJECTIVES 1- Guiding
perspectives ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Uphold organizational and
operational principles while emphasizing Party discipline and State law
compliance; strictly adhere to the principle of unified Party leadership in
renewing, reorganizing, and managing the organizational structure and personnel
of the political system. Ensure centralized and unified leadership and
direction from the Central Committee, while promoting proactivity, creativity,
and initiative at each level, sector, and locality; clearly define the
responsibilities of collectives and individuals, especially those in leadership
roles. - Ensure a comprehensive,
synchronized, and interconnected approach; harmonize continuity and stability
with innovation and development; link organizational restructuring with
leadership reform, streamlining personnel, and reforming the wage system;
restructure and enhance the quality of officials and public employees; attract
individuals of integrity and talent; allocate sufficient resources and
establish appropriate mechanisms and policies for those directly impacted by
the reorganization process. - Engage the entire political
system with strong determination, significant effort, and decisive, effective
action. Leadership must be concentrated and unified, with reforms carried out
consistently, continuously, actively, and robustly. Reforms should focus on key
priorities, follow clear timelines, proceed cautiously, and address both
immediate and long-term needs. For matters that are clear and ready for
implementation, proceed without delay. For new issues, those lacking clear
regulations, or matters governed by outdated provisions, boldly implement pilot
programs, adopt a "learning by doing" approach, and gradually refine
and expand effective practices. Avoid both perfectionism and undue haste.
Complex, sensitive, or unclear issues that elicit differing opinions should
undergo further research and review to formulate appropriate policies and
solutions. - Adhere to the principle of
"one agency performing multiple tasks and one task assigned to a single
lead agency" with full responsibility for execution. The organizational
model and scale must align with the nature, characteristics, functions, and
tasks of each agency, unit, and locality. - Strengthen political and
ideological education to enhance the awareness of officials and Party members
regarding innovation, restructuring, and staff reduction. Increase
communication, advocacy, and persuasion to foster high unity within the Party
and consensus in society, preventing hostile forces or malicious elements from
exploiting, distorting, disrupting, or causing internal division. 2-Objectives: General objectives: Continue innovating and
restructuring the organizational structure of the political system to be
streamlined, effective, efficient, and aligned with the socialist-oriented
market economy. This is aimed at strengthening the leadership role of the
Party; enhancing the effectiveness and efficiency of state management;
improving the quality of activities of the Vietnam Fatherland Front and
political-social organizations; promoting the people's right to mastery.
Reducing staff size while restructuring and improving the quality and effective
utilization of officials and public employees; reducing recurring expenditures
and contributing to wage policy reform. Specific objectives: ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - From 2021 to 2030: (1) Complete
research and implementation of an overall organizational model for the
political system that aligns with Vietnam’s specific requirements and
conditions in the new phase while continuing to reduce staff size; (2) Clearly
define the functions, tasks, and authorities of each agency and organization to
eliminate overlaps, redundancies, or omissions of responsibilities within the
political system; (3) Continue to specify and institutionalize Party
directives, resolutions, and conclusions on innovation and reorganization of
the political system through Party regulations and State laws; (4) Clearly
delineate and implement governance models for rural, urban, island areas, and
special administrative-economic units; (5) Basically complete the consolidation
of administrative units at district, commune, village, and neighborhood levels
in accordance with prescribed standards. - For public sector entities by
2030: Effectively implement the roadmap, objectives, tasks, and solutions
outlined in the 6th Plenum Resolution of the 12th Party Central Committee on
"Continuing to innovate the organizational system and management,
enhancing the quality and efficiency of public sector entities." III- TASKS AND
SOLUTIONS 1- General
tasks and solutions for the entire political system - Ensure unified leadership by the
Party in the establishment and management of the organizational structure and
staffing across the entire political system. At the central level, the
Politburo assumes direct responsibility, while at the local level, this
responsibility lies with the standing committees of province-level Party
organizations. - Accelerate research, refinement,
and implementation of an overarching organizational model for the political
system that meets the requirements of building and improving a socialist
rule-of-law state, developing a socialist-oriented market economy, and actively
and proactively integrating internationally. - Focus on reviewing, reorganizing,
and streamlining internal structures within political system organizations,
linked to downsizing staff, restructuring, and enhancing the quality of
personnel, including officials and public employees. Decisively reduce
and refrain from establishing new intermediate organizations; dissolve or
reorganize ineffective organizations. The reorganization must not increase the
number of subdivisions or staff. In exceptional cases where new subdivisions
are required at the department, agency, or equivalent level, approval from the
Politburo is necessary. - Review, supplement, and finalize
the functions, duties, authorities, and interrelationships of entities within
the political system to eliminate overlaps and redundancies. Assign multiple
responsibilities to organizations and individuals where feasible, but ensure
that each task has one designated lead organization or individual who bears
primary accountability. Implement staff reduction measures in line with the set
objectives. Establish and strictly manage staffing for political system
organizations based on organizational classification, job position criteria,
and scientifically determined personnel standards. Define the minimum staffing
levels required to form an organization and the maximum number of deputy leadership
positions permissible, tailored to the characteristics of each level, sector,
and locality. Establish clear criteria, conditions, and policies for limiting
the scope and number of honorary titles; reducing the proportion of support
staff in each organization, particularly within office departments. - Review, amend, supplement, and
finalize regulations of the Party and the State on the organizational structure
across levels, sectors, and localities to ensure consistency and uniformity.
Boldly pilot new organizational models and role combinations to streamline
structures, reduce intermediaries, and enhance operational efficiency and
effectiveness; promptly conduct preliminary and final reviews to identify and
expand successful, effective models. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Promote strong and reasonable
decentralization and delegation between central and local governments, and
between superior and subordinate levels, linking authority with accountability.
Simultaneously, establish robust mechanisms for power control through Party
regulations and State laws to ensure democracy, transparency, public
accountability, and enhance monitoring and evaluation. Encourage dynamism,
creativity, and proactive engagement of all levels, sectors, and localities in
organizational restructuring, streamlining, and staffing optimization.
Formulate specific and practical programs and plans to strengthen leadership,
supervision, and enforcement of compliance with regulations on organizational
restructuring and downsizing within the political system. - Develop specific, practical
programs and plans to strengthen leadership and direction in conducting
inspections, audits, and supervision of compliance with regulations on organizational
restructuring and staff streamlining within the political system.
Promptly recognize and commend organizations and individuals who perform
effectively; impose strict penalties on organizations and individuals,
especially leaders, who fail to comply, do not adhere to regulations, or fail
to achieve objectives for streamlining organizational structures and staffing.
This shall serve as one of the key criteria for reviewing, evaluating,
nominating, appointing, or dismissing officials. - Continue robust administrative
reforms and widely apply science and technology, particularly information
technology; accelerate the development of e-government and smart cities;
conduct reviews and evaluations to identify effective solutions for leveraging
IT infrastructure, avoiding wastefulness, and contributing to streamlined
organizational structures and workforce reductions. Allocate sufficient
resources for research on organizational structures and personnel management
within the political system. Revise regulations and implement reforms in
the allocation of regular budget expenditures for organizations, agencies, and
units within the political system. - Enhance propagation and
political-ideological education to foster unity in awareness and action within the
Party and consensus across society. Allocate adequate resources and establish
appropriate mechanisms and policies for public employees directly affected
during organizational restructuring and workforce adjustments. Maintain
vigilance and proactively implement measures to counteract subversive
activities by hostile forces and malicious elements. 2- Specific
tasks and solutions 2.1- For the organizational
system of the Party - The Central Committee shall
regulate the functions, duties, powers, responsibilities, and operational
relationships of province-level and district-level Party Committees and
concretize them for grassroots levels; issue a framework for working
regulations of Party Committees. Based on the framework and specific
characteristics and circumstances, Party Committees shall formulate their own
working regulations and guide immediate subordinate Party Committees in
drafting theirs. - Research and develop regulations
on standards, composition, numbers, conditions, and reasonable processes for
selecting members of Party Committees and members of standing committees at all
levels. - Discontinue the operations of the
Steering Committees for the Northwest, Central Highlands, and Southwest
regions. Reorganize the Overseas Party Committee and the Party Committee of the
Ministry of Foreign Affairs to ensure both general compliance with Party
regulations and accommodation of specific characteristics, thereby
strengthening Party-building efforts and enhancing the leadership capacity and
combat strength of Party organizations abroad. Transfer the Office of the
Central Steering Committee for Judicial Reform to the Central Internal Affairs
Commission and reorganize it accordingly. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Adjust, supplement, and refine
the functions, duties, powers, responsibilities, and operational relationships
of Party Committees in administrative agencies to streamline the organizational
structure and focus on a few key Party-building tasks, enhancing operational
effectiveness and efficiency. For Party Committees in business sectors,
continue to research and reorganize them to suit new conditions at both central
and local levels, aiming to improve their practical significance and
operational effectiveness. - Review, amend, supplement, and
refine the functions, duties, powers, responsibilities, and operational
relationships of various types of grassroots Party organizations to strengthen
the Party’s comprehensive leadership at the grassroots level. Promptly address
the lack of Party organizations in villages and urban neighborhoods and assess
the roles of village leaders and heads of urban neighborhoods who are not Party
members to develop appropriate solutions for assigning and recommending Party
members for these roles. - Research innovations and
improvements in the organizational model of Party bodies within state-owned
enterprises and public sector entities to enhance the Party’s comprehensive
leadership and ensure strict management of Party members. Accelerate the
establishment of Party organizations and the development of Party membership in
enterprises and public sector entities outside the state sector. - Unify the offices of Party
Committees to serve all advisory and supporting agencies of province-level
Party Committees; assign heads of propaganda departments to concurrently serve
as directors of district-level political training centers. Basically
merge the offices of the Party committees with the offices of the People's
Councils and the People's Committees at the district level in areas meeting the
required conditions. Pilot the dual-role arrangement for heads of agencies or
the merger of certain Party and State agencies, as well as Party agencies and
the Vietnam Fatherland Front agencies with similar functions and tasks, at the
provincial and district levels in areas meeting the required conditions.
Gradually implement the model where the Party Committee Secretary concurrently
serves as President of the People's Council at all levels; implement the arrangement
where the Party Committee Secretary concurrently serves as President of the
People's Committee at the district and commune levels in areas meeting the
required conditions. - Review, amend, supplement, and
refine the functions, duties, powers, organizational structure, and operational
relationships of advisory and supporting agencies of Party Committees at all
levels, from the central to local levels. 2.2- For the organizational
system of the State at the central level - Increase the proportion of full-time
National Assembly deputies as targeted; study measures to reasonably reduce the
number of National Assembly deputies concurrently holding positions in
executive agencies. Establish reasonable quotas and ratios between leadership
positions, standing members, and full-time members of the Ethnic Council and
National Assembly Committees, aiming to reduce the number of deputy heads and
standing members. Restructure and streamline the internal organization of the
National Assembly Office to ensure efficiency and effectiveness in operations. - The Government, ministries, and
sectors should continue to innovate, consolidate, and restructure their
organizational apparatus, focusing on macro-level management, strategy
development, planning, legislative processes, mechanisms, and policy
formulation. Enhance the capacity for leadership, administration, and
implementation efficiency; strengthen inspection and supervision of compliance. - Promptly review and decisively
amend, supplement, and refine the functions, duties, powers, responsibilities,
and operational relationships among ministries, sectors, and organizations
subordinate to these ministries and sectors. Eliminate redundancy and overlap
in functions and duties, enabling one organization to handle multiple tasks
while ensuring that a single task is led and managed by one primary
organization. Review and reorganize inter-sectoral coordination bodies to
reduce their number, especially those with dedicated support units. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Review tasks and authorities to
strongly and reasonably delegate and decentralize powers between the Government
and ministries/sectors; and between the Government, ministries/sectors, and
local authorities. This aims to streamline the organizational system, reduce
staffing levels, enhance operational effectiveness and efficiency, and foster
proactiveness, creativity, and a high sense of responsibility at each level and
sector, coupled with mechanisms for power control. Review, amend, and refine
the Law on Local Government Organization to clearly define the duties,
authorities, and responsibilities of province-level, district-level,
commune-level governments. Specify mechanisms for delegation, authorization,
and the execution of tasks and powers under delegated or authorized
arrangements among different levels of local government. - Accelerate administrative
reforms, especially procedural reforms, closely linked to reorganizing
structures, reducing organizational units, eliminating intermediate levels, and
streamlining staff within ministries, sectors, and agencies under the
Government. Ensure that operations remain democratic, transparent,
professional, and oriented towards serving the people. - For sectors organized along
vertical systems, such as taxation, customs, state treasury, and social
insurance, continue restructuring organizations by grouping them regionally
across inter-province-level or inter-district areas to streamline
organizational units and reduce staffing levels. Further study and develop organizational
structures that align with state budget decentralization, emphasizing the
central budget's leading role and the local budget's proactivity. - The Central Military Commission
and the Central Public Security Party Committee are tasked with developing
separate plans to review, consolidate, and restructure organizational systems
to meet the requirements of building revolutionary, standardized, elite, and
gradually modernized military and police forces. These plans must ensure the
absolute and comprehensive leadership of the Party over the armed forces while
aligning with the general regulations of the political system and the specific
characteristics of each force. - Continue studying to clarify the
theoretical and practical basis for the multi-sector, multi-field management
scope of some ministries and sectors, particularly those with overlapping
functions and tasks. Propose suitable solutions and reorganize to streamline
these entities in the next term. Examples include merging similar sectors
such as transportation and construction; finance and planning-investment; and
addressing overlaps in ethnic and religious affairs, etc. - Continue to study and gradually
streamline investigative agencies to meet the requirements of criminal
investigation and crime prevention, ensuring alignment with the organization
and operations of the People’s Procuracy and People’s Courts in line with the
spirit of judicial reform. Review, amend, and refine
regulations on the functions, tasks, powers, responsibilities, scope of
operations, and working relationships of the State Audit Office and inspection
bodies at all levels to prevent overlaps in task execution. 2.3– For local governments - Continue to amend, supplement,
and improve the institutional framework for local government development,
clearly distinguishing the organizational structures of urban, rural, island
governments, and special administrative-economic units. Proactively pilot
models in areas with adequate conditions. Rationally reduce the number of People's
Council deputies at all levels, especially those serving concurrently in state
management agencies. Decrease the number of deputy Presidents of province-level
and district-level People's Councils to align with their functions and tasks
while enhancing the quality and efficiency of their activities. Implement these
adjustments starting from the 2021–2026 term. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. - Examine, adjust, and reorganize the
structure and operational mechanisms of local governments, contributing to
advancing administrative reforms, especially simplifying administrative
procedures in a democratic, transparent, and professional manner. Effectively
implement the model of public administrative service centers and the
single-window and interconnected single-window mechanisms at all levels. - Amend and supplement relevant
legal documents to enhance the effectiveness and efficiency of commune-level
governments. Establish a framework for the appropriate number of commune-level
officials and public employees, clearly defining job positions, role standards,
local characteristics, and ensuring staff reductions. Enforce unified
regulations for cost reimbursement of allowances for part-time public staff at
the commune and neighborhood levels. - Develop regulations to merge the
offices of province-level People's Councils, delegations of the National
Assembly, and People's Committees into a single advisory and support office. - Gradually reorganize and
consolidate district- and commune-level administrative units that do not meet
the legal standards. Encourage mergers and expansions of administrative units
at all levels in areas with adequate conditions to improve management capacity,
strengthen local resources, and enhance operational efficiency. Promptly
and resolutely reorganize and merge neighborhoods and hamlets that do not meet
State standards. 2.4 - For the Vietnam
Fatherland Front, political-social organizations, and mass associations - Continue to refine the
organizational structure of the Vietnam Fatherland Front and socio-political
organizations, linked to the renewal of content and methods of operation,
focusing on grassroots levels and strengthening connections with members, while
gradually addressing the issues of “bureaucratization of operations” and
“bureaucratization of officials”; enhance coordination between the Vietnam
Fatherland Front, political-social organizations, and related agencies and
organizations. Actively implement and improve the quality of social supervision
and criticism. - Restructure and streamline
internal organizations by refining the functions, tasks, authority,
responsibilities, and working relationships of each entity. Decisively reduce
overlapping, redundant, and inefficient divisions or departments. Reorganize or
dissolve underperforming public sector entities. Reduce staffing levels and
restructure the contingent of full-time staff at all levels. Link these efforts
to reforms in state budget allocation mechanisms and financial management.
Strictly implement cost-allocation mechanisms to encourage positivity,
initiative, and autonomy, thereby enhancing the quality and effectiveness of
the Vietnam Fatherland Front and political-social organizations. Increase the
use of collaborators and volunteers. - Pilot the concurrent holding of
the position of head of the mass mobilization committee and chairperson of the
Fatherland Front Committee at the provincial and district levels in areas
meeting the required conditions. Summarize and evaluate the model of a joint
advisory and operational body for the Vietnam Fatherland Front and
political-social organizations at the district level, expand the pilot to the
province-level level, and implement it at the district level in eligible areas. - Review and refine institutional
frameworks for the organization, operational mechanisms, and asset management
of trade unions to align with new conditions. Examine and amend financial
management mechanisms and the funding structure for trade unions to ensure
strict oversight, transparency, and increased effectiveness. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. IV-
IMPLEMENTATION 1- The Politburo shall issue
an Implementation Plan, disseminate the Resolution, identify urgent tasks and
tasks to be completed according to a roadmap, assign specific responsibilities,
and regularly inspect and oversee the implementation of the Resolution. 2- The National Assembly
Party Delegation and the Government Party Committee shall lead and direct
relevant agencies to promptly institutionalize and concretize the contents of
the Resolution, focusing on urgent tasks. 3- Province-level and
municipal Party Committees, Party commissions, Party Delegations, Party
Committees of affiliated agencies under the Central Committee shall organize
study sessions, thoroughly disseminate the Resolution, and proactively develop
specific plans and proposals to implement the Resolution within their
jurisdiction. 4- The Central Organization
Commission shall take the lead in coordinating with relevant agencies to assist
the Politburo and the Secretariat in regularly monitoring, inspecting, and
urging the implementation of the Resolution and proposing periodic reviews and
evaluations of the Resolution's implementation./. ON
BEHALF OF THE CENTRAL COMMITTEE
GENERAL SECRETARY
Nguyen Phu Trong
Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
403.301
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|