Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập thực hiện như thế nào?
Bảo vật quốc gia là gì?
Tại khoản 7 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 đã khái niệm:
- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
Như vậy, bảo vật quốc gia là di sản văn hóa vật thể, là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập thực hiện như thế nào theo quy định hiện hành? (Hình từ internet)
Tiêu chí công nhận bảo vật quốc gia theo quy định hiện hành ra sao?
Theo đó tại Điều 41a Luật Di sản văn hóa 2001 được bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định như sau:
Điều 41a
1. Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:
a) Là hiện vật gốc độc bản;
b) Là hiện vật có hình thức độc đáo;
c) Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
2. Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch. Tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia đã đăng ký có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này. Khi chuyển quyền sở hữu bảo vật quốc gia, tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch về chủ sở hữu mới trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển quyền sở hữu.
3. Bảo vật quốc gia được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt.
4. Nhà nước dành ngân sách thích đáng để mua bảo vật quốc gia.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận bảo vật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
6. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục công nhận bảo vật quốc gia.
Như vậy, bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:
- Là hiện vật gốc độc bản;
- Là hiện vật có hình thức độc đáo;
- Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại;
Hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
Trình tự đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập thực hiện như thế nào?
Căn cứ Thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL quy định trình tự đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập thực hiện như sau:
- Bước 1: Bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật gửi văn bản đề nghị và hồ sơ hiện vật đến Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh nơi đặt trụ sở bảo tàng.
- Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ hiện vật, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tổ chức thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao quyết định việc gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định gửi văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Hồ sơ hiện vật và các văn bản có liên quan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Hội đồng giám định cổ vật thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Bước 6: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng giám định cổ vật, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc gửi văn bản đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thẩm định hiện vật và Hồ sơ hiện vật.
- Bước 7: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận bảo vật quốc gia.
Lưu ý: số lượng hồ sơ: 04 bộ: 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân lập hồ sơ; 03 bộ hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định tại Điều 3 Thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy ủy quyền khai thuế, nộp thuế đối với việc cho thuê tài sản của Hộ kinh doanh mới nhất ra sao?
- Ban hành Thông tư 74/2024 quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đúng không?
- Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình phản ánh nội dung gì? Tài khoản 213 này có kết cấu nội dung phản ánh thế nào?
- Lô dầu khí trong danh mục các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư có thời hạn hợp đồng bao lâu?
- Phương pháp khấu trừ thuế GTGT áp dụng đối với chủ thể nào? Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ?