Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật di sản văn hoá 2001 số 28/2001/QH10 áp dụng 2024

Số hiệu: 28/2001/QH10 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 29/06/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 28/2001/QH10

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2001

 

LUẬT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 28/2001/QH10 VỀ DI SẢN VĂN HOÁ

Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đáp ứng nhu cầu về văn hoá ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới;
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về di sản văn hoá.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2

Luật này quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 4

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.

2. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

3. Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

5. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

7. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.

8. Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác.

9. Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hoá phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.

10. Thăm dò, khai quật khảo cổ là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ.

11. Bảo quản di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

12. Tu bổ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

13. Phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.

Điều 5

Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật.

Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với di sản văn hoá được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 6

Mọi di sản văn hoá ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân.

Điều 7

Di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân.

Điều 8

1. Mọi di sản văn hoá trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị.

2. Di sản văn hoá của Việt Nam ở nước ngoài được bảo hộ theo tập quán quốc tế và theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điều 9

1. Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

2. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

3. Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Điều 10

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Điều 11

Các cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong nhân dân.

Điều 12

Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:

1. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội;

2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

Điều 13

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá;

2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;

3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;

4. Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;

5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Chương 2:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HOÁ

Điều 14

Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

Điều 15

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện các quy định tại Điều 14 của Luật này;

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất;

3. Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 16

Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;

2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá;

3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại;

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

Điều 17

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Điều 18

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo việc tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương để bảo vệ và phát huy giá trị.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định thủ tục lập hồ sơ khoa học về các di sản văn hoá phi vật thể.

Điều 19

Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hoá thế giới, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.

Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng di sản văn hoá quốc gia.

Điều 20

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền.

Điều 21

Nhà nước có chính sách và tạo điều kiện để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc ở Việt Nam. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Điều 22

Nhà nước và xã hội bảo vệ, phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của dân tộc; bài trừ những hủ tục có hại đến đời sống văn hoá của nhân dân.

Điều 23

Nhà nước có chính sách khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hoá với nước ngoài.

Điều 24

Nhà nước có chính sách khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hoá ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.

Điều 25

Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hoá trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật.

Điều 26

Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

Điều 27

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương 4:

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ

Mục 1: DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ, DANH LAM THẮNG CẢNH

Điều 28

1. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:

a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước;

b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;

c) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;

d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;

đ) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.

2. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:

a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;

b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

Điều 29

Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích) được chia thành:

1. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương;

2. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia;

3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.

Điều 30

1. Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như sau:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh;

b) Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia;

c) Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.

2. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.

Điều 31

Thủ tục xếp hạng di tích được quy định như sau:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ di tích trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định xếp hạng di tích quốc gia;

2. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin lập hồ sơ di tích trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; lập hồ sơ di tích tiêu biểu của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới.

Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng di sản văn hoá quốc gia.

Điều 32

1. Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:

a) Khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng;

b) Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh khu vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.

Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, đối với di tích cấp tỉnh phải có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này được xác định trên bản đồ địa chính, kèm theo biên bản khoanh vùng bảo vệ và phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận trong hồ sơ di tích.

Điều 33

1. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin nơi gần nhất.

2. Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp.

3. Bộ Văn hoá - Thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương, chủ sở hữu di tích áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ; đối với di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

Điều 34

Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành quy chế về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.

Điều 35

Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được thực hiện theo Luật này và các quy định của pháp luật về xây dựng.

Khi phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin.

Điều 36

1. Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin.

2. Trong trường hợp chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều này có đề nghị thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan và những yêu cầu cụ thể về bảo vệ di tích để chủ đầu tư lựa chọn các giải pháp thích hợp bảo đảm cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Điều 37

1. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ở nơi có ảnh hưởng tới di tích có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó.

2. Trong quá trình cải tạo, xây dựng công trình mà thấy có khả năng có di tích hoặc di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin.

Khi nhận được thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin phải có biện pháp xử lý kịp thời để bảo đảm tiến độ xây dựng. Trường hợp xét thấy cần đình chỉ xây dựng công trình tại địa điểm đó để bảo vệ nguyên trạng di tích thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin phải báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định.

3. Trong trường hợp cần tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ thì kinh phí thăm dò, khai quật do Chính phủ quy định.

Điều 38

Việc thăm dò, khai quật khảo cổ chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.

Trong trường hợp địa điểm khảo cổ đang bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại thì Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép khai quật khẩn cấp.

Điều 39

1. Tổ chức có chức năng nghiên cứu khảo cổ muốn tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ phải gửi hồ sơ xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ đến Bộ Văn hoá - Thông tin.

2. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ; trường hợp không cấp giấy phép phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành quy chế về thăm dò, khai quật khảo cổ.

Điều 40

1. Người chủ trì cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ phải có các điều kiện sau đây:

a) Có bằng cử nhân chuyên ngành khảo cổ học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành khác có liên quan đến khảo cổ học;

b) Có ít nhất 5 năm trực tiếp làm công tác khảo cổ;

c) Được tổ chức xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hoá - Thông tin.

Trong trường hợp cần thay đổi người chủ trì thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.

2. Tổ chức có chức năng nghiên cứu khảo cổ của Việt Nam được hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Mục 2: DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA

Điều 41

1. Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ và do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào kho bảo quản của bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ Văn hoá - Thông tin.

2. Căn cứ vào giá trị và yêu cầu bảo quản di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó cho bảo tàng nhà nước có chức năng thích hợp.

3. Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Điều 42

1. Bảo vật quốc gia được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt. Nhà nước dành ngân sách thích đáng để mua bảo vật quốc gia.

2. Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký được Nhà nước thẩm định miễn phí, hướng dẫn nghiệp vụ bảo quản và tạo điều kiện để phát huy giá trị.

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quy định cụ thể thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

3. Khi thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia ở trong nước thì chủ sở hữu cũ phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin nơi đăng ký bảo vật quốc gia về họ, tên và địa chỉ của chủ sở hữu mới của bảo vật quốc gia đó trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thay đổi chủ sở hữu.

Điều 43

1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.

Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin.

2. Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo giá thoả thuận hoặc tổ chức đấu giá. Nhà nước được ưu tiên mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Điều 44

Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

2. Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.

Điều 45

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải báo cáo Bộ Văn hoá - Thông tin về những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tịch thu được do tìm kiếm, mua bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu trái phép để Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin quyết định việc giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó cho cơ quan có chức năng thích hợp.

Điều 46

Việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải bảo đảm các điều kiện sau:

1. Có mục đích rõ ràng;

2. Có bản gốc để đối chiếu;

3. Có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc;

4. Có sự đồng ý của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

5. Có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin.

Mục 3: BẢO TÀNG

Điều 47

Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội (sau đây gọi là sưu tập) nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Bảo tàng Việt Nam bao gồm:

1. Bảo tàng quốc gia là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu trong phạm vi cả nước;

2. Bảo tàng chuyên ngành là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu về một chuyên ngành;

3. Bảo tàng cấp tỉnh là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu ở địa phương;

4. Bảo tàng tư nhân là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề.

Điều 48

Bảo tàng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập;

2. Nghiên cứu khoa học về di sản văn hoá;

3. Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ lợi ích của toàn xã hội;

4. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ;

5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;

6. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;

7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 49

Điều kiện để thành lập bảo tàng bao gồm:

1. Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề;

2. Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản;

3. Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng.

Điều 50

1. Thẩm quyền quyết định thành lập bảo tàng được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng tư nhân.

2. Thủ tục thành lập bảo tàng được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập bảo tàng phải gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ đề nghị thành lập bảo tàng gồm văn bản đề nghị thành lập, giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các điều kiện được quy định tại Điều 49 của Luật này;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, người có thẩm quyền quyết định thành lập bảo tàng có trách nhiệm xem xét, quyết định; trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Điều 51

1. Việc xếp hạng bảo tàng căn cứ vào các tiêu chuẩn sau đây:

a) Số lượng và giá trị các sưu tập;

b) Chất lượng bảo quản và trưng bày sưu tập;

c) Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;

d) Mức độ chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Căn cứ vào mức độ đạt được các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định cụ thể về việc xếp hạng bảo tàng.

Điều 52

Di sản văn hoá có trong nhà truyền thống, nhà lưu niệm phải được bảo vệ và phát huy giá trị theo quy định của Luật này.

Điều 53

Nhà nước khuyến khích chủ sở hữu tổ chức trưng bày, giới thiệu rộng rãi sưu tập, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của mình.

Khi cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin có thể thoả thuận với chủ sở hữu về việc sử dụng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để phục vụ cho công tác nghiên cứu hoặc trưng bày tại các bảo tàng nhà nước.

Điều kiện, nội dung và thời hạn sử dụng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ sở hữu thoả thuận bằng văn bản.

Chương 5:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HOÁ

Mục 1: NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HOÁ

Điều 54

Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá bao gồm:

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;

3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;

4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;

5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá.

Điều 55

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá.

2. Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hoá theo phân công của Chính phủ.

Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hoá ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Điều 56

Hội đồng di sản văn hoá quốc gia là hội đồng tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về di sản văn hoá.

Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng di sản văn hoá quốc gia.

Mục 2:

NGUỒN LỰC CHO CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ

Điều 57

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Điều 58

Nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá bao gồm:

1. Ngân sách nhà nước;

2. Các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hoá;

3. Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Điều 59

Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hoá phi vật thể có giá trị tiêu biểu.

Điều 60

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng được thu phí tham quan và lệ phí sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng theo quy định của pháp luật.

Điều 61

1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

2. Việc đóng góp, tài trợ cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá được xem xét ghi nhận bằng các hình thức thích hợp.

Điều 62

Nguồn tài chính dành cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

Mục 3: HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ DI SẢN VĂN HOÁ

Điều 63

Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hoá thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Điều 64

Nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 65

Nội dung hợp tác quốc tế về di sản văn hoá bao gồm:

1. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

2. Tham gia các tổ chức và điều ước quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

3. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ di tích, xây dựng bảo tàng, khai quật khảo cổ;

4. Trao đổi các cuộc triển lãm về di sản văn hoá;

5. Hợp tác trong việc bảo hộ di sản văn hoá của Việt Nam ở nước ngoài;

6. Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Mục 4: THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ DI SẢN VĂN HOÁ

Điều 66

Thanh tra nhà nước về văn hoá - thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về di sản văn hoá, có nhiệm vụ:

1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hoá;

2. Thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hoá;

4. Tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hoá;

5. Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di sản văn hoá.

Điều 67

Đối tượng thanh tra có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Yêu cầu đoàn thanh tra xuất trình quyết định thanh tra, thanh tra viên xuất trình thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;

2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận thanh tra khi thấy có căn cứ cho là không đúng pháp luật;

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra;

4. Thực hiện yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên, tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ; chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.

Điều 68

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về di sản văn hoá.

2. Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hoá với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

3. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 69

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 70

Người nào phát hiện được di sản văn hoá mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt hoặc có hành vi gây hư hại, huỷ hoại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; di sản văn hoá đó bị Nhà nước thu hồi.

Điều 71

Người nào vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 72

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 73

Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.

Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 74

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001.

 

 

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

 

THE NATIONAL ASSEMBLY
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------------

No: 28/2001/QH10

Hanoi, June 29, 2001

 

LAW

ON CULTURAL HERITAGE

The Vietnamese cultural heritage is a precious property of the community of Vietnamese nationalities, constitutes part of the mankind’s cultural heritage and plays a great role in our people’s cause of national construction and defense;
In order to protect and promote the cultural heritage value, meet the people’s increasing cultural demands, contribute to the building and development of the progressive Vietnamese culture deeply imbued with national identity and contribute to the world cultural heritage treasure;
In order to enhance the State management effectiveness and raise the people’s sense of responsibility for taking part in the protection and promotion of the cultural heritage value;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law provides for cultural heritage,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Cultural heritage provided for in this Law includes intangible and tangible cultural heritages, which are spiritual and material products having historical, cultural or scientific value and handed down from generation to generation in the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2.- This Law provides for activities of protecting and promoting the values of cultural heritages; defines the rights and obligations of organizations and individuals towards the cultural heritages in the Socialist Republic of Vietnam.

Article 3.- This Law applies to Vietnamese organizations and individuals, foreign organizations and individuals and overseas Vietnamese that operate in Vietnam. In cases where an international treaty, which Vietnam has signed or acceded to, contains provisions different from those of this Law, the provisions of such international treaty shall apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Intangible cultural heritages are spiritual products of historical, cultural or scientific value, being saved in memory or in scripts, handed down orally and through professional teaching, performance and other forms of saving and handing down, including speech, scripts, literary, art or scientific works, oral philology, folk oratorio, life style, way of life, rites, traditional craft know-hows, knowledge about traditional medicine and pharmacy, about gastronomic culture, about traditional costumes, and other folk knowledge.

2. Tangible cultural heritages are material products of historical, cultural or scientific value, including historical-cultural relics, famous landscapes and beauty spots, vestiges, antiques and national precious objects.

3. Historical-cultural relics are construction works and sites, as well as vestiges, antiques and/or national precious objects pertaining to such works and sites and having historical, cultural and/or scientific value.

4. Famous landscapes and beauty spots are natural sceneries or places where exists a combination of natural scenery and architectures with historical, aesthetic and/or scientific value.

5. Vestiges are bequeathed objects with historical, cultural and/or scientific value.

6. Antiques are bequeathed objects with typically historical, cultural and/or scientific value, and aged one hundred years or more.

7. National precious objects are bequeathed objects with extremely precious, rare and typical value in terms of history, culture and/or science.

8. Duplicates of vestiges, antiques, national precious objects are products made identical to the originals in shape, size, material, color, ornamentation and other features.

9. Collection is a group of vestiges, antiques, national precious objects or intangible cultural heritages, which are gathered, preserved and arranged systematically according to common signs in presentation, content and material so as to meet the demand for inquiry into natural and social history.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Preservation of historical-cultural relics, famous landscapes and beauty spots, vestiges, antiques and national precious objects is the activity to prevent and minimize dangers of damage without changing inherent original elements of historical-cultural relics, famous landscapes and beauty spots, vestiges, antiques and national precious objects.

12. Renovation of historical-cultural relics, famous landscapes and beauty spots is the activity to repair, reinforce and/or embellish historical-cultural relics, famous landscapes and beauty spots.

13. Restoration of historical-cultural relics, famous landscapes and beauty spots is the activity to reconstruct ruined historical-cultural relics, famous landscapes and beauty spots, based on scientific data about such historical-cultural relics, famous landscapes and beauty spots.

Article 5.- The State exercises the unified management over the cultural heritage, which is under the entire population’s ownership; recognizes and protects forms of collective ownership, joint ownership of the community, private ownership and other forms of ownership over cultural heritages according to the provisions of law.

The ownership right and copyright over cultural heritages are defined under the provisions of this Law, the Civil Code and other relevant provisions of law.

Article 6.- All cultural heritages under the ground, in the mainland, on islands, in the inland waters, territorial waters, exclusive economic zones and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam are under the entire population’s ownership.

Article 7.- Cultural heritages discovered with unidentified owners and recovered in the course of archaeological exploration and excavation, are all under the entire population’s ownership.

Article 8.-

1. All cultural heritages on the Vietnamese territory, which have domestic or foreign origin and are under the ownership in various forms, shall be protected and have their values promoted.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.-

1. The State adopts the policy of protecting and promoting the value of cultural heritages in order to raise the people’s spiritual life, contributing to the socio-economic development of the country; encourages domestic and foreign organizations and individuals to contribute or provide financial supports to the protection and promotion of the values of cultural heritages

2. The State protects the lawful rights and interests of owners of cultural heritages. Owners of cultural heritages shall be responsible for protecting and promoting the values of such cultural heritages.

3. The State invests in personnel training and fostering, research into and application of sciences and technologies to the protection and promotion of the values of cultural heritages.

Article 10.- State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, people’s armed force units (hereinafter referred to as organizations) and individuals have the responsibility to protect and promote the values of cultural heritages.

Article 11.- The cultural and mass media agencies shall have to widely propagate and disseminate the values of cultural heritages of the community of Vietnamese nationalities at home and abroad, thus contributing to raising the sense of protection and promotion of the values of cultural heritages among the population.

Article 12.- The Vietnamese cultural heritage shall be used for the following purposes:

1. Promoting their values for the entire society’s benefits;

2. Promoting the fine traditions of the community of Vietnamese nationalities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- The following acts are strictly prohibited:

1. Appropriating or deviating cultural heritages;

2. Ruining or posing a danger of ruining cultural heritages;

3. Conducting illegal excavations at archaeological sites or illegal construction, encroaching upon the land within historical-cultural relics, famous landscapes and beauty spots;

4. Illegally purchasing, selling, exchanging and transporting vestiges, antiques, national precious objects pertaining to historical-cultural relics, famous landscapes and beauty spots; illegally taking abroad vestiges, antiques and national precious objects;

5. Taking advantage of the protection and promotion of the values of cultural heritages to commit law-breaking acts.

Chapter II

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS OVER CULTURAL HERITAGES

Article 14.- Organizations and individuals shall have the following rights and obligations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To visit and study cultural heritages;

3. To respect, protect and promote the values of cultural heritages;

4. To promptly notify places where vestiges, antiques, national precious objects, historical-cultural relics, famous landscapes and beauty spots are discovered; and hand over vestiges, antiques, national precious objects found by themselves to the nearest competent State agencies;

5. To prevent or request the competent State bodies to prevent or promptly handle acts of undermining, appropriating or illegally using cultural heritages.

Article 15.- Organizations and individuals being owners of cultural heritages shall have the following rights and obligations:

1. To observe the provisions in Article 14 of this Law;

2. To apply measures for protecting and promoting the values of cultural heritages; to promptly report to the competent State bodies on cases where cultural heritages are in danger of having their values falsified, being ruined or lost;

3. To send collections of intangible cultural heritages, vestiges, antiques, national precious objects to the State museums or the competent State bodies in cases where they lack conditions and capability to protect and promote the values thereof;

4. To create favorable conditions for organizations and individuals to visit, travel to and study cultural heritages;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Organizations and individuals that directly manage cultural heritages shall have the following rights and obligations:

1. To protect and preserve the cultural heritages;

2. To apply measures to promptly prevent or stop acts of infringing upon cultural heritages;

3. To promptly notify the owners or the nearest competent State agencies when cultural heritages are lost or in danger of being ruined;

4. To create favorable conditions for organizations and individuals to visit, travel to and study cultural heritages;

5. To exercise other rights and perform other obligations provided for by law.

Chapter III

PROTECTION AND PROMOTION OF THE VALUES OF INTANGIBLE CULTURAL HERITAGES

Article 17.- The State encourages and creates conditions for organizations and individuals to conduct activities of studying, collecting, preserving, teaching and introducing intangible cultural heritages in order to keep and promote the national cultural identity and enrich the treasure of cultural heritages of the Vietnamese nationalities community.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Minister of Culture and Information shall prescribe the procedures for compiling scientific dossiers on intangible cultural heritages.

Article 19.- The Prime Minister shall consider and decide to propose the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) to recognize Vietnams typical intangible cultural heritages as World Cultural Heritages, at the proposals of the Minister of Culture and Information.

Dossiers to be submitted to the Prime Minister must be evaluated in writing by the National Council for Cultural Heritages.

Article 20.- The competent State agencies shall have to apply necessary measures to protect intangible cultural heritages, prevent the danger of their being falsified, faded out or lost in the course of handing down.

Article 21.- The State adopts policies and create conditions for protecting and developing the spoken and written languages of the nationalities in Vietnam. All organizations and individuals have the responsibility to preserve the clarity and purity of the Vietnamese language.

Article 22.- The State and the society protect and promote the fine customs and traditions in the nation’s life-style and way of life; do away with bad customs and practices harmful to the people’s cultural life.

Article 23.- The State adopts policies to encourage the collection, compilation, translation, statistics, classification and archival of literary, art and scientific works, oral philology, folk oratorio of the Vietnamese nationalities community for popularization at home and cultural exchange with foreign countries.

Article 24.- The State adopts policies to encourage the maintenance, restoration and development of traditional handicrafts of typical values; the research into and application of knowledge about traditional medicine and pharmacy; the maintenance and promotion of values of the gastronomy, the nation’s traditional costumes and other folk knowledge.

Article 25.- The State creates conditions for the maintenance and promotion of the cultural value of traditional festivals; gets rid of bad customs and combat negative phenomena and commercialism in ritual organization and activities. The organization of traditional festivals must comply with the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- Overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals may conduct research into and collect intangible cultural heritages in Vietnam after obtaining written consents of the competent State bodies.

Chapter IV

PROTECTION AND PROMOTION OF VALUES OF TANGIBLE CULTURAL HERITAGES

Section 1. HISTORICAL-CULTURAL RELICS, FAMOUS LANDSCAPES AND BEAUTY SPOTS

Article 28.-

1. Historical-cultural relics must attain one of the following criteria:

a) Construction works and/or places associated with typical historical events in the process of national construction and defense;

b) Construction works and/or places associated with the life and activities of national heroes, heroines or celebrities;

c) Construction works and/or places associated with typical historical events in the revolutionary and resistance war periods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Architectural works in groups or single with typical architectural and/or artistic values for one or several historical periods.

2. Famous landscapes and beauty spots must attain one of the following criteria:

a) Natural sceneries or places where exists a combination of natural scenery and architectures with typical aesthetic value;

b) Natural zones with scientific value in geology, topography, geography, biological diversity, typical ecological system or natural zones, where exist material traces of development stages of the earth.

Article 29.- According to their respective historical, cultural and/or scientific values, historical-cultural relics, famous landscapes and beauty spots (hereinafter referred collectively to as relics) shall be classified into:

1. Provincial-level relics, which have typical value of localities;

2. National relics, which have typical value of the nation; and

3. Special national relics, which have extremely typical value of the nation.

Article 30.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The presidents of the provincial-level People’s Committees shall decide on the ranking of provincial-level relics;

b) The Minister of Culture and Information shall decide on the ranking of national relics;

c) The Prime Minister shall decide on the ranking of special national relics; and decide to propose the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization to consider and put Vietnam’s typical relics on the List of World Heritages.

2. In cases where there are enough grounds to determine that a relic, which has already been ranked, is unqualified or irreparably ruined, the person competent to decide on the ranking of such relic may issue a decision to disregard such relic’s ranking.

Article 31.- The procedures for ranking relics are prescribed as follows:

1. The presidents of the provincial-level People’s Committees shall compile dossiers on relics and submit them to the Minister of Culture and Information for decision on ranking of national relics;

2. The Minister of Culture and Information shall compile and submit dossiers on relics to the Prime Minister for decision on ranking of special national relics; compile and submit dossiers on Vietnam’s typical relics to the Prime Minister for decision on the proposal to the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization to consider and put them on the List of World Heritages.

Dossiers to be submitted to the Prime Minister must be appraised in writing by the National Council for Cultural Heritages.

Article 32.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Protection zone I covers the relic and the area(s) determined as the relic’s original constituents, which must be protected in original state;

b) Protection zone II is the area surrounding the protection zone I of the relic, where works can be constructed in service of the promotion of the relic’s values, provided that they do not affect the architecture, natural scenery and ecological environment of the relic.

In cases where the protection zone II cannot be determined, the determination of the sole protection zone I shall be decided by the presidents of the provincial-level People’s Committees for the provincial-level relics, by the Minister of Culture and Information for the national relics, or by the Prime Minister for the special national relics.

2. The construction of works in the protection zone II as mentioned at Point b, Clause 1 of this Article for national relics and special national relics must be agreed upon in writing by the written consents of the Minister of Culture and Information, or by the presidents of the provincial-level People’s Committees for provincial-level relics.

3. Protection zones specified in Clause 1 of this Article shall be delineated on cadastral maps enclosed with records on protection zone marking-off and must be affirmed by competent State agencies in dossiers on relics.

Article 33.-

1. Organizations and individuals that are relic owners or assigned relics for management and use shall have to protect such relics. In cases where they detect that a relic is encroached upon, ruined or in danger of being ruined, they shall have to promptly take preventive measures and report such to their immediate superior agency, the local People’s Committee or the nearest competent State agency in charge of culture and information.

2. The local People’s Committees or the competent State agencies in charge of culture and information shall, upon receiving reports on relics being ruined or in danger of being ruined, have to promptly apply preventive and/or protective measures and immediately report such to their immediate superior agencies.

3. The Ministry of Culture and Information shall, upon receiving reports on relics being ruined or in danger of being ruined, have to promptly direct and guide the local competent State agencies and/or owners of such relics to immediately apply preventive and/or protective measures; and report to the Prime Minister, for special national relics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Minister of Culture and Information shall promulgate a Regulation on preservation, embellishment and restoration of relics.

Article 35.- The competence to approve projects on preservation, embellishment and restoration of relics shall comply with this Law and law provisions on construction.

In the course of approving projects on preservation, embellishment and restoration of relics, the written appraisal opinions of the competent State agencies in charge of culture and information are required.

Article 36.-

1. If before being approved, projects on renovation or construction of works lying outside relics protection zones prescribed in Article 32 of this Law are deemed likely to adversely affect the natural scenery and ecological environment of such relics, there must be written appraisal opinions of the competent State agencies in charge of culture and information.

2. In cases where investors of projects on renovation or construction of works specified in Clause 1 of this Article make any request, the competent State agencies in charge of culture and information shall have to supply relevant documents and make specific proposals on protection of relics so that such investors can select appropriate solutions ensuring the protection and promotion of values of relics.

Article 37.-

1. Investors of projects on renovation or construction of works at places affecting relics shall have to coordinate with and create conditions for the competent State agencies in charge of culture and information to supervise the process of renovation or construction of such works.

2. In the process of renovation or construction of works, if they realize that there may be relics or vestiges, antiques, national precious objects, the project investors shall have to temporarily stop the construction and promptly notify the competent State agency in charge of culture and information thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In cases where it is necessary to organize archaeological exploration and/or excavation, the exploration and excavation funding shall be stipulated by the Government.

Article 38.- The archaeological exploration and/or excavation shall be conducted only after permits therefor are obtained from the Minister of Culture and Information.

In cases where an archaeological site is ruined or in danger of being ruined, the Minister of Culture and Information shall issue an urgent excavation permit.

Article 39.-

1. Organizations with the archaeological study function which wish to conduct archaeological exploration and/or excavation shall have to file dossiers of application for archaeological exploration and excavation permits to the Ministry of Culture and Information.

2. The Minister of Culture and Information shall have to issue archaeological exploration and/or excavation permits within 30 days after receiving the dossiers of application for archaeological exploration and excavation permits. In case of refusal to issue permits, the reasons therefor must be clearly explained in writing.

3. The Minister of Culture and Information shall promulgate a Regulation on archaeological exploration and excavation.

Article 40.-

1. Persons who assume the prime responsibility for archaeological exploration and/or excavation must satisfy the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Having been directly engaged in archaeological activities for at least 5 years;

c/ Being recommended in writing to the Ministry of Culture and Information by the organizations which apply for archaeological exploration and excavation permits.

In cases where it is necessary to change persons who assume the prime responsibility, the written approval by the Minister of Culture and Information is required.

2. The Vietnamese organizations with the archaeological study function may cooperate with foreign organizations and individuals in conducting archaeological exploration and/or excavation in Vietnam according to the provisions of law.

Section 2. VESTIGES, ANTIQUES AND NATIONAL PRECIOUS OBJECTS

Article 41.-

1. All vestiges, antiques and national precious objects gathered in the course of archaeological exploration and excavation, as well as those discovered and handed over by organizations and individuals must be temporarily deposited in preservative storage of museums of the provinces, where such vestiges, antiques and national precious objects are discovered. Provincial-level museums shall have to receive and manage them and make reports thereon to the Ministry of Culture and Information.

2. Basing himself on values and requirements of preserving vestiges, antiques or national precious objects prescribed in Clause 1 of this Article, the Minister of Culture and Information shall decide to hand over such vestiges, antiques or national precious objects to State museums with appropriate functions.

3. Organizations and individuals that discover and hand over vestiges, antiques and national precious objects shall have their discovery and preservation expenses refunded and be rewarded a sum of money according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. National precious objects shall be protected and preserved according to a special regime. The State shall earmark an adequate proportion of the State budget to purchase national precious objects.

2. National precious objects shall be registered with the competent State agencies in charge of culture and information. The State encourages organizations and individuals to register vestiges and antiques under their ownership with the competent State agencies in charge of culture and information. The registered vestiges, antiques and national precious objects shall be assessed free of charge by the State, which shall also give instructions on professional preservation and create conditions for the promotion of their values.

The Minister of Culture and Information shall specify the procedures for registering vestiges, antiques and national precious objects.

3. When owners of national precious objects are changed within the country, the former owners shall notify the competent State agencies in charge of culture and information where national precious objects are registered of the full names and addresses of the new owners of such national precious objects within 15 days after the date of owner change.

Article 43.-

Vestiges, antiques and national precious objects under the ownership of the entire population, political organizations or socio-political organizations must be managed in museums and must not be sold, purchased, donated nor presented as gifts. Vestiges and antiques under other ownership forms may be purchased, sold, exchanged, donated or bequeathed as inheritance at home and abroad according to the provisions of law. National precious objects under other ownership forms may only be purchased, sold, exchanged, donated and bequeathed as inheritance in the country under the provisions of law.

The bringing of vestiges and antiques abroad must be permitted by the competent State agencies in charge of culture and information.

2. The purchase and sale of vestiges, antiques and national precious objects shall be effected at agreed prices or in auctions. The State shall be given priority to purchase vestiges, antiques and national precious objects.

Article 44.- The bringing of vestiges, antiques, national precious objects abroad for display, exhibition, research or preservation must satisfy the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Obtaining the Prime Minister’s decisions permitting the bringing of national precious objects abroad; or the Culture and Information Minister’s decisions permitting the bringing of vestiges and antiques abroad.

Article 45.- The competent State agencies shall have to report to the Ministry of Culture and Information on vestiges, antiques, national precious objects confiscated from the illegal search, purchase, sale, transportation, export and import, so that the Minister of Culture and Information shall decide on the hand-over of such vestiges, antiques and national precious objects to agencies with appropriate functions.

Article 46.- The duplication of vestiges, antiques and/or national precious objects must satisfy the following conditions:

1. For clear purposes;

2. Having the originals for comparison;

3. Putting specific marks on duplicates for distinguishing them from their originals;

4. Obtaining consents of owners of vestiges, antiques and national precious objects;

5. Obtaining permits from the competent State agencies in charge of culture and information.

Section 3. MUSEUMS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Vietnamese museums include:

1. National museums, which are places where collections with national typical values are preserved and displayed;

2. Specialized museums, which are places where collections with typical values in particular specialties are preserved and displayed;

3. Provincial-level museums, which are places where collections with typical values within localities are preserved and displayed;

4. Private museums, which are places where collections on one or several themes are preserved and displayed.

Article 48.- Museums have the following tasks and powers:

1. To collect, inventory, preserve and display collections;

2. To conduct scientific researches into cultural heritages;

3. To organize the promotion of cultural heritages values for the interest of the entire society;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To manage the material foundations and technical facilities and equipment;

6. To undertake international cooperation according to the provisions of law;

7. To perform other tasks and exercise other powers according to the provisions of law.

Article 49.- Conditions for the establishment of a museum include:

1. Possessing collection(s) on one or several themes;

2. Having a display area, storage and preservation means;

3. Having personnel mastering professional knowledge and techniques for museological activities.

Article 50.-

1. The competence to decide on the establishment of museums is defined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The presidents of the provincial-level People’s Committees shall decide on the establishment of provincial-level museums and private museums.

2. The procedures for establishing museums are prescribed as follows:

a/ Organizations and individuals wishing to establish museums shall have to send dossiers of establishment request to the competent persons specified in Clause 1 of this Article. A dossier of museum establishment request includes a written establishment request and the competent State agencys certification of the conditions prescribed in Article 49 of this Law;

b/ Within 30 days after receiving the dossiers, persons competent to decide on the establishment of museums shall have to consider and make decisions. In case of refusal, the reasons therefor must be clearly stated in writing.

Article 51.-

1. The ranking of museums shall be based on the following criteria:

a/ The quality and value of collections;

b/ The quality of the preservation and display of collections;

c/ Their material foundations and technical facilities and equipment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Basing itself on the extent of satisfaction of the conditions prescribed in Clause 1 of this Article, the Government shall specify the museum ranking.

Article 52.- Cultural heritages available in tradition houses and memorial houses shall be protected and have their values promoted under the provisions of this Law.

Article 53.- The State encourages owners to organize the wide display and/or introduction of their collections, vestiges, antiques, national precious objects.

When necessary, the competent State agencies in charge of culture and information may reach agreements with owners on the use of their vestiges, antiques and national precious objects to serve the study work or display at the State museums.

The conditions for, content and duration of the use of vestiges, antiques and national precious objects shall be agreed upon in writing by the competent State agencies and their owners.

Chapter V

THE STATE MANAGEMENT OVER CULTURAL HERITAGES

Section 1. THE CONTENT OF THE STATE MANAGEMENT OVER CULTURAL HERITAGE AND THE STATE MANAGEMENT AGENCIES IN CHARGE OF CULTURAL HERITAGES

Article 54.- The content of the State management over cultural heritages includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Promulgating and organizing the implementation of legal documents on cultural heritages;

3. Organizing and directing activities of protecting and promoting the cultural heritage values; propagating, popularizing and educating the legislation on cultural heritages;

4. Organizing and managing scientific research activities; training and fostering the contingent of professional personnel specialized in cultural heritages;

5. Mobilizing, managing and using resources to protect and promote the cultural heritage values;

6. Organizing and directing the commendation and giving of rewards for merits in the protection and promotion of the cultural heritage values;

7. Organizing and managing the international cooperation in the protection and promotion of the cultural heritage values;

8. Inspecting and examining the law observation, settlement of complaints and denunciations and handling of violations of the cultural heritage legislation.

Article 55.-

1. The Government exercises the unified State management over cultural heritages.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government shall have to exercise the State management over cultural heritages according to the responsibility assignment by the Government.

The Government shall specify the responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government for coordinating with the Ministry of Culture and Information to exercise the unified State management over cultural heritage.

4. The People’s Committees of all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, exercise the State management over cultural heritages in their respective localities according to the responsibility assignment by the Government.

Article 56.- The National Council for Cultural Heritages is the Prime Minister’s advisory council for cultural heritages.

The Prime Minister shall specify the organization and operation of the National Council for Cultural Heritages.

Section 2. RESOURCES FOR ACTIVITIES OF PROTECTING AND PROMOTING VALUES OF CULTURAL HERITAGES

Article 57.- The State encourages and creates favorable conditions for associations of literature and arts, science and technology to take part in activities of protecting and promoting the values of cultural heritages.

The State encourages the socialization of activities of protecting and promoting the values of cultural heritages.

Article 58.- The financial sources for the protection and promotion of the values of cultural heritages include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Revenues from activities of using and promoting the values of cultural heritages;

3. Financial assistance and contributions from domestic and foreign organizations and individuals.

Article 59.- The State prioritizes the State budget’s investment in activities of protecting and promoting the values of special national relics, national museums, national precious objects, historical revolutionary relics and intangible cultural heritages with typical values.

Article 60.- Organizations and individuals that own or manage relics, collections and/or museums as assigned shall be allowed to collect visiting fee and charge for use of such relics, collections and museums according to the provisions of law.

Article 61.-

1. The State encourages organizations and individuals to contribute or provide financial supports for the protection and promotion of the values of cultural heritages.

2. The contributions and financial supports for activities of protecting and promoting values of cultural heritage, shall be considered and acknowledged in appropriate forms.

Article 62.- Financial source reserved for the protection and promotion of the values of cultural heritages must be managed and used for the right purposes and with efficiency.

Section 3. INTERNATIONAL COOPERATION ON CULTURAL HERITAGES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 64.- The State encourages overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals to take part in activities of protecting and promoting the values of the Vietnamese cultural heritages according to the provisions of law.

Article 65.- Contents of international cooperation or cultural heritage

1. Elaboration and implementation of programs and projects for international cooperation on the protection and promotion of the values of cultural heritages;

2. Joining in international organizations and acceding to treaties on the protection and promotion of the values of cultural heritages;

3. Scientific research, application of scientific advances and transfer of modern technologies in the domain of preservation and embellishment of relics, construction of museums and archaeological excavation;

4. Exchange of exhibitions of cultural heritages;

5. Cooperation in the protection of Vietnamese heritages in foreign countries;

6. Training and fostering of personnel, exchange of information and experience in the protection and promotion of the values of cultural heritages.

Section 4. INSPECTION AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS CONCERNING CULTURAL HERITAGE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To inspect the observance of the legislation on cultural heritages;

2. To inspect the implementation of planning and plans on the protection and promotion of the values of cultural heritages;

3. To detect, prevent and handle according to its competence acts of violating the legislation on cultural heritages;

4. To receive and propose the settlement of complaints and denunciations concerning cultural heritage;

5. To propose measures to ensure the enforcement of the legislation on cultural heritages.

Article 67.- Inspected subjects have the following rights and obligations:

1. To request the inspection delegations to produce inspection decisions, inspectors to produce their inspector’s cards and strictly comply with the legislation on inspection;

2. To lodge complaints and denunciations or initiate lawsuits to the competent State agencies about inspection decisions, acts of inspectors or inspection conclusions when they have grounds to believe that such decisions, acts or conclusions are at variance with law;

3. To claim compensations for damage caused by handling measures applied by inspection teams or inspectors not according to law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 68.-

1. Organizations and individuals have the right to lodge complaints or initiate lawsuits about administrative decisions or administrative acts of agencies, organizations and/or individuals competent to enforce the legislation on cultural heritages.

2. Individuals have the right to denounce acts of violating the legislation on cultural heritage to competent agencies, organizations and/or individuals.

3. The competence and procedures for settling complaints and denunciations and handling of lawsuits shall comply with the provisions of law.

Chapter VI

COMMENDATION, REWARD AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 69.- Organizations and individuals that record achievements in the protection and promotion of the values of cultural heritages shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law.

Article 70.- Those who discover cultural heritages but fail to voluntarily report such or deliberately appropriate or commit acts of damaging or destroying them shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability. If damage is caused, they must make compensations therefor according to the provisions of law and such cultural heritages shall be recovered by the State.

Article 71.- Those who violate the provisions of the legislation on cultural heritages shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability. If damage is caused, they must make compensations therefor according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 73.- This Law takes effect as from January 1, 2002.

The previous stipulations which are contrary to this Law are now all annulled.

Article 74.- The Government shall detail and guide the implementation of this Law.

This Law was passed on June 29, 2001 by the X th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, at its 9th session.

 

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Van An

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật di sản văn hóa 2001

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


99.228

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.118.202
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!