Ban hành Thông tư 74/2024 quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đúng không?
Ban hành Thông tư 74/2024 quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đúng không?
Ngày 31/10/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 74/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Cụ thể, Thông tư 74/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Nhà nước đầu tư, quản lý. Tuy nhiên, không điều chỉnh đối với các trường hợp:
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Xác định tuổi thọ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo, mở rộng, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Xác định giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để: Làm giá chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tham gia trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Về đối tượng áp dụng, Thông tư 74/2024/TT-BTC áp dụng với những đối tượng sau đây:
- Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ gồm: Bộ Giao thông vận tải; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
- Cơ quan quản lý đường bộ, gồm: Cơ quan quản lý đường bộ ở trung ương, cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện và cơ quan quản lý đường bộ cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là cơ quan quản lý tài sản), gồm: Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh, cơ quan quản lý tài sản cấp huyện và cơ quan quản lý tài sản cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện kế toán, quản lý, lưu trữ hồ sơ, báo cáo kê khai, đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Ban hành Thông tư 74/2024 quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đúng không? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ xác định là tài sản cố định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 74/2024/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ xác định là tài sản cố định như sau:
- Xác định tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
+ Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản.
+ Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản.
+ Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì phần tài sản được giao cho từng cơ quan là một tài sản.
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nêu trên được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây:
+ Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên.
+ Có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên.
Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 74/2024/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ xác định là tài sản cố định quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư 74/2024/TT-BTC được giao cho cơ quan quản lý tài sản phải tỉnh hao mòn theo quy định tại Thông tư 74/2024/TT-BTC, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 74/2024/TT-BTC.
- Cơ quan quản lý tài sản không phải tỉnh hao mòn đối với:
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa tỉnh hết hao mòn nhưng đã bị hư hỏng không thể sửa chữa để sử dụng được.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại Điều 3 Thông tư 74/2024/TT-BTC.
- Việc tỉnh hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện mỗi năm một lần vào tháng 12, trước khí khóa số kế toán.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát sinh trong năm, trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tỉnh tròn 01 (một) năm, trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng dưới 06 (sáu) tháng thì không tỉnh hao mòn trong năm đó.
*Thông tư 74/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/12/2024 và được áp dụng từ năm tài chính 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền cấp phép cải tạo xe quân sự theo quy định mới? Hồ sơ đề nghị cấp phép cải tạo bao gồm những gì?
- Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Có được xin ân giảm án tử hình không? Nộp đơn xin ân giảm án tử hình vào thời gian nào theo quy định hiện nay?
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?