Mẫu báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất? Tải về ở đâu?
Mẫu báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất? Tải về?
Mẫu báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất là Mẫu số 01D tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 74/2024/NĐ-CP
Tải về Mẫu báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất
Mẫu báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất? Tải về ở đâu? (hình từ internet)
05 Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là phương thức nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
b) Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
d) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
đ) Trường hợp cần thiết thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức khác với các phương thức quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Nội dung chủ yếu của Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Mẫu số 02Đ tại Phụ lục kèm theo Nghị định này. Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
2. Trường hợp áp dụng phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này mà phải thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thì chi phí thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản được tạm ứng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của cơ quan quản lý tài sản và được trừ vào tiền thu được từ khai thác tài sản. Việc lựa chọn đơn vị thuê tư vấn lập Đề án khai thác tài sản thực hiện theo quy định.
...
Như vậy, 05 Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
(1) Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
(2) Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
(3) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
(4) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
(5) Trường hợp cần thiết thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức khác
Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ đâu?
Theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
3. Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
a) Phí sử dụng đường bộ và các khoản phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
b) Tiền thu từ cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Tiền thu từ chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
d) Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Trường hợp sử dụng tạm thời một phần tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (lòng đường, hè phố) để tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ hoặc các hoạt động khác trên đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật khác có liên quan; không thực hiện việc khai thác theo quy định tại Nghị định này.
b) Trường hợp lắp đặt công trình viễn thông trên tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì việc lắp đặt công trình viễn thông trên tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về viễn thông; việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ lắp đặt công trình viễn thông trên tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định này.
...
Như vậy, nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
- Phí sử dụng đường bộ và các khoản phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Tiền thu từ cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Tiền thu từ chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự?
- Mẫu đơn đề nghị công bố đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Nghị định 141?
- Điều kiện hoạt động của cơ sở cung cấp hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là gì?
- Khiếu nại về lao động là gì? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động được quy định thế nào?
- Nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì? Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì theo Nghị định 141?