Tải mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự?
Tải mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự mới nhất hiện nay?
Mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự mới nhất hiện nay được quy định là Mẫu số 54-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP, mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 376 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định cụ thể như sau:
(1) Trường hợp cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu.
(2) Trường hợp Tòa án và Viện kiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ cho cơ quan yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau biết.
Tải mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự?
Kèm theo mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự - Mẫu số 54-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn cách viết mẫu như sau:
(1), (3), (11), (12) và (16) ghi tên Tòa án ra quyết định.
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/QĐ-TA).
(4) ghi cụ thể số, ký hiệu và ngày, tháng, năm vụ án thụ lý (ví dụ:168/2017/TLPT-HS ngày 28-6-2017).
(5), (10) và (15) ghi tên Tòa án đã xét xử và ra bản án (quyết định) có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
(6) nếu bị cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó, nếu bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên pháp nhân thương mại đó và tên người đại diện theo pháp luật. Nếu vụ án có nhiều bị cáo thì ghi rõ họ tên bị cáo đầu vụ và đồng phạm (ví dụ: Nguyễn Văn A và đồng phạm).
(7) ghi cụ thể số và ký hiệu Bản án, Quyết định (ví dụ: 168/2017/HSST-QĐ ngày 03 tháng 6 năm 2017).
(8) ghi tội danh bị cáo bị xét xử.
(9) ghi cụ thể điểm, khoản, điều nào của Bộ luật Hình sự.
(13) ghi tên Tòa án ra quyết định và đơn vị, phòng chức năng có thẩm quyền.
(14) ghi chức vụ của người có thẩm quyền ký rút hồ sơ.
(17) ghi tên Viện kiểm sát cùng cấp; nếu là Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thì phải ghi tên Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.
Thẩm quyền giám đốc thẩm được quy định thế nào?
Thẩm quyền giám đốc thẩm được quy định tại Điều 382 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.
(2) Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quy định tại khoản (1) nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
+ Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao làm chủ tọa phiên tòa.
+ Quyết định của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
(3) Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị. Khi xét xử giám đốc thẩm thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương tham gia, do Chánh án Tòa án quân sự trung ương làm chủ tọa phiên tòa.
Quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
(4) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bị kháng nghị.
(5) Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản (4) nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
+ Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tọa phiên tòa.
+ Quyết định của Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thể Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
(6) Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công bố đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Nghị định 141?
- Điều kiện hoạt động của cơ sở cung cấp hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là gì?
- Khiếu nại về lao động là gì? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động được quy định thế nào?
- Nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì? Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì theo Nghị định 141?
- Bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có được cấp lại hay không? Ai có thẩm quyền cấp lại bản sao?