Khiếu nại về lao động là gì? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động được quy định thế nào?
Khiếu nại về lao động là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại về lao động là việc người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động xem xét lại quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp là việc người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp xem xét lại quyết định, hành vi về giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
...
Theo đó, khiếu nại về lao động là việc người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc theo thủ tục quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động xem xét lại quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khiếu nại về lao động là gì? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động của mình bị khiếu nại.
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định 24/2018/NĐ-CP hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP mà khiếu nại không được giải quyết.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần đầu được quy định ra sao?
Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần đầu được quy định tại Điều 21 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Trong thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người giải quyết khiếu nại lần đầu tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại.
(2) Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời.
(3) Người có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại có quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;
- Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung khiếu nại;
- Triệu tập người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Trưng cầu giám định làm căn cứ giải quyết khiếu nại;
- Tiến hành biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh và chịu trách nhiệm về kết quả xác minh.
(4) Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh gồm nội dung chính sau đây:
- Đối tượng kiểm tra, xác minh;
- Thời gian tiến hành kiểm tra, xác minh;
- Người tiến hành kiểm tra, xác minh;
- Nội dung kiểm tra, xác minh;
- Kết quả kiểm tra, xác minh;
- Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại;
- Nội dung khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì? Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì theo Nghị định 141?
- Bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có được cấp lại hay không? Ai có thẩm quyền cấp lại bản sao?
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn không được quá bao nhiêu tháng? Nội dung trong hợp đồng lao động xác định thời hạn?
- Thủ tục Cấp chứng nhận trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp tỉnh từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- PrEP là gì? Chỉ định PrEP cho người khi đáp ứng đủ tiêu chí nào? Không chỉ định PrEP trong trường hợp nào?