Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 về yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 về yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý như thế nào?
- Yêu cầu đối với các vấn đề pháp lý và hợp đồng đối với tổ chức chứng nhận tại TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 như thế nào?
- Yêu cầu về cơ cấu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 về yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 thay thế cho TCVN ISO/IEC 17021:2011 (ISO/IEC 17021:2011);
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 17021-1:2015;
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/CASCO Đánh giá sự phù hợp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 gồm những nguyên tắc và yêu cầu đối với năng lực, tính nhất quán và khách quan của tổ chức thực hiện đánh giá và chứng nhận mọi loại hình hệ thống quản lý.
Tổ chức chứng nhận hoạt động theo tiêu chuẩn này không nhất thiết phải cung cấp tất cả các loại hình chứng nhận hệ thống quản lý.
Việc chứng nhận hệ thống quản lý là hoạt động đánh giá sự phù hợp của bên thứ ba (xem TCVN ISO/IEC 17000:2007, 5.5), do đó, tổ chức tiến hành hoạt động này là tổ chức đánh giá sự phù hợp bên thứ ba.
Chú thích 1: Ví dụ về hệ thống quản lý bao gồm hệ thống quản lý môi trường, hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý an toàn thông tin.
Chú thích 2: Trong tiêu chuẩn này chứng nhận hệ thống quản lý được gọi là “chứng nhận” và tổ chức đánh giá sự phù hợp bên thứ ba được gọi là “tổ chức chứng nhận”.
Chú thích 3: Tổ chức chứng nhận có thể là tổ chức thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ (có hoặc không có thẩm quyền quản lý).
Chú thích 4: Có thể sử dụng tiêu chuẩn này làm chuẩn mực để công nhận hoặc đánh giá đồng đẳng hay các quá trình đánh giá khác.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 về yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý như thế nào? (Hình từ internet)
Yêu cầu đối với các vấn đề pháp lý và hợp đồng đối với tổ chức chứng nhận tại TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015, quy định chung về yêu cầu đối với các vấn đề pháp lý và hợp đồng như sau:
- Trách nhiệm pháp lý:
Tổ chức chứng nhận phải là một pháp nhân hoặc một bộ phận xác định của một pháp nhân, như vậy tổ chức mới có thể chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động chứng nhận của mình. Một tổ chức chứng nhận của nhà nước có thể coi là pháp nhân trên cơ sở vị trí trong hệ thống tổ chức Nhà nước.
- Thỏa thuận chứng nhận:
Tổ chức chứng nhận phải có thỏa thuận được ràng buộc về mặt pháp lý đối với việc cung cấp hoạt động chứng nhận với khách hàng. Ngoài ra, nếu tổ chức chứng nhận có nhiều văn phòng hoặc khách hàng có nhiều địa điểm, thì tổ chức chứng nhận phải đảm bảo có thỏa thuận được ràng buộc về mặt pháp lý giữa tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận, ban hành giấy chứng nhận và tất cả các địa điểm thuộc phạm vi chứng nhận.
Chú thích: Một thỏa thuận chứng nhận có thể đạt được thông qua nhiều thỏa thuận viện dẫn hoặc liên hệ lẫn nhau.
- Trách nhiệm đối với quyết định chứng nhận:
Tổ chức chứng nhận phải chịu trách nhiệm và phải duy trì thẩm quyền đối với những quyết định của mình liên quan đến chứng nhận, bao gồm việc cấp, từ chối, duy trì chứng nhận, mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi chứng nhận, cấp lại, đình chỉ hoặc khôi phục sau khi đình chỉ hay hủy bỏ chứng nhận.
Yêu cầu về cơ cấu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý như thế nào?
Căn cứ tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 quy định yêu cầu về cơ cấu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý như sau:
- Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo cao nhất:
+ Tổ chức chứng nhận phải lập thành văn bản cơ cấu tổ chức của mình, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của ban lãnh đạo và nhân sự khác tham gia vào chứng nhận và các ban bất kỳ. Khi tổ chức chứng nhận được xác định là bộ phận của một pháp nhân, thì cơ cấu tổ chức phải bao gồm cả phạm vi quyền hạn và mối quan hệ với các bộ phận khác trong cùng pháp nhân.
+ Hoạt động chứng nhận phải được tổ chức và quản lý sao cho đảm bảo tính khách quan.
+ Tổ chức chứng nhận phải xác định lãnh đạo cao nhất (ban, nhóm người hoặc cá nhân) có quyền hạn và trách nhiệm chung đối với từng công việc sau đây:
++ Xây dựng các chính sách và thiết lập các quá trình, thủ tục liên quan đến hoạt động của tổ chức;
++ Giám sát việc áp dụng các chính sách, quá trình và thủ tục;
++ Đảm bảo tính khách quan;
++ Giám sát tài chính của tổ chức;
++ Xây dựng các dịch vụ và chương trình chứng nhận hệ thống quản lý;
++ Thực hiện các đánh giá, chứng nhận và đáp ứng các khiếu nại;
++ Quyết định việc chứng nhận;
++ Ủy quyền cho ban hoặc cá nhân, khi cần thiết, thay mặt thực hiện các hoạt động xác định;
++ Thỏa thuận hợp đồng;
++ Cung cấp nguồn lực thỏa đáng cho hoạt động chứng nhận.
+ Tổ chức chứng nhận phải có các quy tắc chính thức đối với việc bổ nhiệm, các điều lệ và hoạt động của tất cả các ban tham gia vào hoạt động chứng nhận.
- Kiểm soát hoạt động:
+ Tổ chức chứng nhận phải có quá trình để kiểm soát một cách có hiệu lực các hoạt động chứng nhận của các văn phòng chi nhánh, đối tác, hãng, đại diện,... bất kể tình trạng pháp lý, quan hệ hay vị trí địa lý của các đơn vị này. Tổ chức chứng nhận phải xem xét rủi ro của các hoạt động này đối với năng lực, tính nhất quán và tính khách quan của tổ chức chứng nhận.
+ Tổ chức chứng nhận phải xem xét mức độ và phương pháp thích hợp để kiểm soát các hoạt động được thực hiện bao gồm các quá trình của tổ chức, các lĩnh vực kỹ thuật hoạt động của tổ chức chứng nhận, năng lực của nhân sự, cách tiến hành kiểm soát quản lý, việc lập báo cáo và tiếp cận từ xa các hoạt động bao gồm cả hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?