Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9383:2012 về thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa đi và cửa chắn ngăn cháy như thế nào?

Tôi muốn hỏi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9383:2012 về thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa đi và cửa chắn ngăn cháy như thế nào? - câu hỏi của chị B.Y (Tây Ninh).

Phạm vi áp dụng và tài liệu viện dẫn của TCVN 9383:2012 về thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa đi và cửa chắn ngăn cháy là gì?

Tại Mục 1, Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9383:2012 về thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa đi và cửa chắn ngăn cháy có nêu rõ phạm vi áp dụng và tài liệu viện dẫn của TCVN 9383:2012 như sau:

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp thử nghiệm xác định khả năng chịu lửa của các loại cửa như cửa đi, cửa chắn, cửa sổ,… được thiết kế để lắp đặt trong các ô cửa nằm trong bộ phận ngăn cách theo phương thẳng đứng có yêu cầu về khả năng chịu lửa. Cụ thể gồm các dạng cửa sau (xem hình minh họa trong Phụ lục D):

- Cửa bản lề và cửa xoay theo trục đứng;

- Cửa trượt theo phương ngang, cửa trượt theo phương đứng, cửa toàn mảng;

- Cửa chắn dạng sắt xếp có 1 lớp vỏ bằng kim loại, không cách nhiệt;

- Cửa trượt có cánh gấp;

- Cửa mở lật;

- Cửa cuốn.

Có thể áp dụng tiêu chuẩn này để thử nghiệm khả năng chịu lửa của một số loại cửa ra vào dùng cho thang máy.

Tài liệu viện dẫn

TCVN 9311:2012, Thử nghiệm khả năng chịu lửa của vật liệu và kết cấu - Phần 1: Yêu cầu chung

BS EN 1634-1:2000, Fire resistance tests for door and shutter assemblies - Part 1: Fire door and shutter (Thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa đi và cửa chắn - Phần 1 Cửa đi và cửa chắn ngăn cháy)

EN 1363-2:1999, Fire resistance tests - Part 2 Alternative and additional procedures (Thử nghiệm khả năng chịu lửa - Phần 2: Những quy trình thử nghiệm bổ sung và thay thế).

EN ISO 13943, Fire safety - Vocabulary (An toàn cháy - Từ vựng).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9383:2012 về thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa đi và cửa chắn ngăn cháy như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9383:2012 về thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa đi và cửa chắn ngăn cháy như thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu với công tác thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa đi và cửa chắn ngăn cháy như thế nào?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9383:2012 có nêu rõ yêu cầu đối với công tác thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa đi và cửa chắn ngăn cháy như sau:

Điều kiện thử nghiệm

Các điều kiện về gia tăng nhiệt và áp lực cũng như áp suất khí trong lò thử nghiệm phải tuân thủ những yêu cầu nêu ra trong TCVN 9311:2012, nếu có yêu cầu bổ sung khác thì còn phải phù hợp với tiêu chuẩn EN 1363-2:1999

Yêu cầu về an toàn thử nghiệm

Mọi cá nhân hay tổ chức quản lý hay triển khai thử nghiệm theo tiêu chuẩn này cần chú ý, đây là dạng thử nghiệm cháy thường có các yếu tố nguy hiểm như khả năng sinh khói lẫn khí độc. Mặt khác, do kích thước và trọng lượng mẫu thường lớn, vấn đề an toàn cho người và thiết bị trong quá trình chế tạo mẫu và tiến hành thử nghiệm cần được quan tâm chặt chẽ.

Trước khi tiến hành thử nghiệm phải có đánh giá về các yếu tố rủi ro và tính nguy hiểm đối với sức khỏe con người để đưa ra những chỉ dẫn về an toàn cho toàn bộ công tác thử nghiệm. Cần có bản chỉ dẫn an toàn thử nghiệm. Ngoài ra cũng cần có chương trình tập huấn thích hợp cho các cá nhân có liên quan đến công tác thử nghiệm. Nhân viên của phòng thử nghiệm phải tuân thủ đúng nhưng điều trong bản chỉ dẫn an toàn thử nghiệm tại mọi thời điểm.

Quy trình thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa đi và cửa chắn ngăn cháy như thế nào?

Tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9383:2012 có nêu rõ quy trình thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa đi và cửa chắn ngăn cháy như sau:

Các phép đo, kiểm tra và chuẩn bị trước thử nghiệm

(1) Nguyên tắc chung

Trước khi tiến hành thử nghiệm đốt phải thực hiện những bước sau:

+ Kiểm tra về cơ học, ví dụ phòng thử nghiệm tiến hành kiểm tra độ rơ của các liên kết theo quy định của tiêu chuẩn về sản phẩm;

+ Đo các khe hở,

+ Đo lực cản giữ của cơ cấu đóng mở trong trường hợp lực cản giữ này là một phần tạo ra khả năng chịu lửa cho mẫu, xem 10.1.3;

+ Kiểm tra tình trạng đóng,

(2) Đo khe hở

Trước khi thử nghiệm phải đo khe hở giữa bộ phận chuyển động và bộ phận cố định của các cụm cửa đi và cửa chắn (ví dụ giữa tấm cánh cửa và khung). Tối thiểu phải thực hiện đo tại 3 vị trí dọc theo mỗi cạnh bên, cạnh trên cùng và dưới cùng của mỗi cánh cửa. Các điểm đo phải cách nhau không quá 750 mm và phải cho giá trị không sai khác nhau quá 0,5 mm. Những khe hở không thể tiếp cận được phải được đo một cách gián tiếp.

Từ Hình 9 đến Hình 12 trình bày ví dụ về những phép đo được thực hiện ở nhiều vị trí khác nhau cho một số dạng hèm cửa (phần tiếp xúc giữa cánh cửa và khuôn cửa). Nếu các khe hở do phòng thử nghiệm đo được không nằm trong những quy định trong 7.3 trước khi thử nghiệm thì phạm vi áp dụng trực tiếp của kết quả thử nghiệm có thể bị hạn chế. Xem trong 13.

(3) Đo lực cản giữ

Phải đo các lực cản giữ đối với những cụm cửa mở không cần cơ cấu hỗ trợ (mở thông thường) nhưng có thiết bị đóng. Việc đo này cho phép biết được độ lớn của các lực được sử dụng để giữ cánh cửa đóng kín và khẳng định rằng chúng làm việc giống như trạng thái làm việc thực tế.

Lực cản giữ các cánh cửa phải được xác định theo quy định sau: đối với cửa mở 2 phía, phải xác định mô men mở cửa cho từng hướng mở; Đối với cửa cuốn, phải xác định lực kéo theo phương mở cửa.

Phải xác định lực cản giữ trong tất cả các cụm cửa có lắp thiết bị đóng được vận hành bởi chính người khi thoát hiểm mà không có cơ cấu hỗ trợ cụ thể như sau: Vặn tay nắm, mở khóa chốt, … mở mẫu cửa đang được thử nghiệm một cách từ từ, dùng đầu đo lực gắn vào tay cầm và kéo ra ngược với chiều đóng cửa khoảng 100 mm tính từ vị trí đóng hoàn toàn. Ghi lại giá trị cực đại của đầu đo lực trong khoảng vận hành của cửa giữa vị trí đóng hoàn toàn và vị trí mở ra 100 mm.

(4) Kiểm tra tình trạng đóng

Phải kiểm tra cửa đi và cửa chắn về tình trạng đóng cuối cùng trước khi tiến hành thử nghiệm đốt. Việc kiểm tra này bao gồm mở cửa ra khoảng 300 mm sau đó đẩy nó lại vị trí đóng. Khi thực hiện quy trình này các thiết bị hỗ trợ đóng phải được lắp đặt hoàn chỉnh vào mẫu cửa. Nếu cụm cửa không có thiết bị hỗ trợ đóng hoặc không thể sử dụng trong phạm vi của lò đốt thì phải đóng cụm cửa bằng tay.

Có thể lắp đặt chốt cửa trước khi thử nghiệm song không được khóa chốt trừ khi chỉ có thể dùng khóa để giữ nguyên cửa ở vị trí đóng trong suốt quá trình thử nghiệm (tức là không có khóa hoặc thiết bị đóng nào khác để giữ cửa ở vị trí đóng). Điều kiện này chỉ có thể áp dụng được đối với các cửa thường xuyên duy trì ở trạng thái đóng. Không được để chìa khóa trong ổ khóa.

Nếu quá trình kiểm tra tình trạng đóng được thực hiện trên mẫu thử nghiệm đã đặt vào vị trí thử nghiệm trong lò đốt thì lò đốt phải được để ở chế độ áp suất khí quyển (tức là không có sự thổi khí vào lò hoặc hút khí từ trong lò ra).

Thử nghiệm đốt

(1) Nguyên tắc chung

Các thiết bị và quy trình phục vụ thử nghiệm đốt phải phù hợp với những quy định nêu trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9311:2012 và nếu có yêu cầu bổ sung thì cần phải phù hợp với tiêu chuẩn EN 1363-2:1999.

(2) Tính toàn vẹn

Khi theo dõi tính toàn vẹn của mẫu, không được sử dụng cữ đo khe hở loại 6 mm tại những vị trí có Thanh bậu cửa của các cụm cửa đi hoặc cửa chắn.

(3) Tính cách nhiệt

Khi theo dõi tính cách nhiệt không được đặt đầu đo nhiệt di động tại những vị trí không cho phép đặt đầu đo nhiệt cố định.

(4) Tính bức xạ nhiệt

Thực hiện theo đúng chỉ dẫn trong tiêu chuẩn EN 1363-2:1999 về quy trình đo bức xạ nhiệt.

Phòng cháy chữa cháy Tải trọn bộ các quy định về Phòng cháy chữa cháy hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chủ đầu tư có được yêu cầu nhà thầu cung cấp hồ sơ năng lực phòng cháy chữa cháy?
Pháp luật
Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025 mới nhất? Tải kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025?
Pháp luật
Mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp mới nhất 2025? Tải mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp ở đâu?
Pháp luật
Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng được quy định như thế nào? Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì?
Pháp luật
Hướng dẫn Công an nhân dân khám nghiệm hiện trường vụ cháy theo Thông tư 88 thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định thủ tục, đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy từ 15/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ tại hiện trường của Công an nhân dân khi xảy ra vụ cháy từ ngày 15/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định sơ bộ thiệt hại về người và tài sản khi có xảy ra vụ cháy theo Thông tư 88 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Biên bản vụ cháy 2025 mới nhất? Tải mẫu Biên bản vụ cháy 2025 ở đâu? Hướng dẫn lập biên bản vụ cháy ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ xác minh, giải quyết vụ cháy từ 15/1/2025 của CAND gồm những gì? Nhiệm vụ của CAND tại hiện trường vụ cháy ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy chữa cháy
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
3,203 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào