Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử về một số thuật ngữ và định nghĩa ra sao? câu hỏi từ chị P.K - Hà Nội

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử có phạm vi áp dụng ra sao?

Căn cứ Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017, phạm vi áp dụng của TCVN 11933:2017 là quy định các thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong phân tích dấu ấn sinh học phân tử.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) sử dụng tài liệu viện dẫn gì?

Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017, các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng TCVN 11933:2017. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có), trong đó bao gồm:

- TCVN 10990 (ISO 13495), Thực phẩm - Nguyên tắc lựa chọn và tiêu chí đánh giá xác nhận các phương pháp nhận biết giống sử dụng axit nucleic đặc thù

- TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99), Từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)

Một số thuật ngữ và định nghĩa tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 là gì?

Trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 10990 (ISO 13495), TCVN 6165 (ISO/IEC Guide 99) cùng với một số thuật ngữ và định nghĩa sau:

- Sai số tuyệt đối

Kết quả của một phép đo trừ đi giá trị thực của đại lượng đo

- Sự phù hợp

Sự giống nhau của các kết quả từ một phương pháp định lượng (nghĩa là cả dương tính lẫn âm tính) từ các mẫu giống nhau được phân tích trong cùng một phòng thử nghiệm trong các điều kiện lặp lại

- Độ chính xác

Độ chính xác của phép đo /Độ chính xác đo

Mức độ gần nhau giữa giá trị đại lượng đo được và giá trị đại lượng thực của đại lượng đo

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm 'độ chính xác đo' không phải là đại lượng và không cho biết trị số đại lượng. Phép đo được xem là chính xác hơn khi có sai số đo nhỏ hơn.

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ "độ chính xác đo" không được sử dụng cho độ đúng đo và thuật ngữ độ chụm đo không được sử dụng cho 'độ chính xác đo', tuy nhiên, nó có liên quan với cả hai khái niệm này.

CHÚ THÍCH 3: 'Độ chính xác đo' đôi khi được hiểu là mức độ gần nhau giữa các giá trị đại lượng đo được đang quy cho đại lượng đo.

- Alen

Một trong vài dạng xen kẽ của một gen xuất hiện ở cùng một locus trên nhiễm sắc thể tương đồng và tách ra trong suốt quá trình phân bào và có thể kết hợp lại sau khi hợp nhất giao tử

- Cạnh tranh alen

Hiện tượng cạnh tranh dẫn đến khuếch đại ưu tiên một trình tự alen với alen khác trong mẫu dị hợp tử hoặc hỗn hợp trong quá trình áp dụng công nghệ khuếch đại axit nucleic bằng PCR

- Tần số alen

Số lần alen xuất hiện ở một locus cụ thể trong quần thể.

- Amplicon

Trình tự ADN được tạo ra bằng công nghệ khuếch đại ADN, như kỹ thuật PCR.

- Chất phân tích

Thành phần của hệ thống cần phân tích

CHÚ THÍCH 1: AOI là chất cần phân tích.

- Gắn mồi

Việc bắt cặp các sợi đơn axit nucleic bổ sung để tạo thành phân tử sợi kép

- Kháng thể

Protein (globulin miễn dịch) tạo thành và được tế bào lympho B tiết ra trong phản ứng với một phân tử được coi là ngoại lai (kháng nguyên) và có khả năng gắn kết với một kháng nguyên nhất định

CHÚ THÍCH 1: globulin miễn dịch là từ đồng nghĩa thông dụng của kháng thể.

- Tính chọn lọc của kháng thể

Khả năng của một kháng thể liên kết cụ thể với một yếu tố kháng nguyên (epitope) nhưng không liên kết với các cấu trúc tương tự trên đó hoặc với các kháng nguyên khác

- Kháng nguyên

Chất được coi là chất ngoại lai với hệ thống miễn dịch và tạo ra đáp ứng miễn dịch thông qua kích thích sản xuất kháng thể

- Khả năng áp dụng

Chất phân tích, nền mẫu và nồng độ mà phương pháp phân tích có thể được sử dụng một cách thích hợp

- Dải áp dụng; Dải định lượng; Dải tuyến tính; Dải động học

Các giới hạn trên và giới hạn dưới của phép định lượng được biểu thị bằng một dãy các mẫu chuẩn (hoặc các độ pha loãng) với mức phù hợp của độ chính xác và độ chụm

- Nền

Mức thực của tín hiệu phát sinh từ các thiết bị, thuốc thử và vật liệu được sử dụng trong phản ứng

- Đường nền

Mức phát hiện hoặc điểm mà tại đó phản ứng đạt được huỳnh quang hoặc cường độ tín hiệu trên mức nền

- Độ chệch; Độ chệch đo

Ước lượng của sai số đo hệ thống.

- Tính trạng có nguồn gốc công nghệ sinh học xem sinh vật biến đổi gen

- Thuốc thử hãm (liên kết)

Hợp chất được sử dụng để thấm vào các vị trí liên kết không đặc hiệu còn lại

- Hiệu chuẩn

Hoạt động, trong những điều kiện quy định, bước thứ nhất là thiết lập mối liên hệ giữa các giá trị đại lượng có độ không đảm bảo đo do chuẩn đo lường cung cấp và các số chỉ tương ứng với độ không đảm bảo đo kèm theo và bước thứ hai là sử dụng thông tin này thiết lập mối liên hệ để nhận được kết quả đo từ số chỉ.

CHÚ THÍCH 1: Hiệu chuẩn có thể diễn tả bằng một tuyên bố, hàm hiệu chuẩn, biểu đồ hiệu chuẩn, đường hiệu chuẩn hoặc bảng hiệu chuẩn. Trong một số trường hợp có thể bao gồm sự hiệu chính cộng hoặc nhân của số chỉ với độ không đảm bảo đo kèm theo.

CHÚ THÍCH 2: Không được nhầm lẫn hiệu chuẩn với hiệu chính hệ thống đo, thường gọi sai là "tự hiệu chuẩn", cũng knông được nhầm lẫn với kiểm định của hiệu chuẩn...

Dấu ấn sinh học phân tử
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-27:2023 về đặc điểm dịch tễ bệnh do vi rút Tilapia lake ở cá rô phi ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-29:2023 về giám sát ống kính VFD trong hệ thống báo cháy như thế nào?
Pháp luật
Thời gian chiếu sáng liên tục tối thiểu của đèn mỏ là mấy giờ? Ắc qui dùng cho đèn mỏ là loại ắc qui nào?
Pháp luật
TCVN 7161-1:2022 quy định thiết kế hệ thống cung cấp khí chữa cháy thế nào? Đặc tính kỹ thuật của thiết kế hệ thống khí chữa cháy ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13550-1:2022 ISO 25649-1:2017 về van và bộ chuyển đổi van của thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên nước?
Pháp luật
Tham khảo 4 ví dụ về hệ thống ghi nhãn thép thanh vằn? Hướng dẫn ghi nhãn thép thanh vằn? Ký hiệu quy ước?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-53:2022 về xác định vi khuẩn ORT bằng phương pháp reatime PCR như thế nào?
Pháp luật
Kè mỏ hàn là gì? Hướng dẫn xác định chiều sâu đóng cọc (T) khi thiết kế mỏ hàn cọc? Tham khảo một số thông số thiết kế mỏ hàn?
Pháp luật
Hạt giống lúa lai F1 là gì? Bố trí thời vụ gieo trồng hạt giống lúa lai F1 dòng bố mẹ như thế nào?
Pháp luật
Khi lắp đặt cáp trong các công trình công nghiệp phải sử dụng hệ thống khay và thang cáp để bảo vệ cáp điện khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dấu ấn sinh học phân tử
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
448 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dấu ấn sinh học phân tử Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dấu ấn sinh học phân tử Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào