Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về vụ cháy nhà ở Trung kính, TP. Hà Nội tại Công điện 52/CĐ-TTg 2024 như thế nào?
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về vụ cháy nhà ở Trung kính, TP. Hà Nội tại Công điện 52/CĐ-TTg 2024 như thế nào?
Ngày 24/5/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 52/CĐ-TTg năm 2024 tại đây về vụ cháy nhà dân tại số 1 ngõ 43/98/31 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Khoảng 00 giờ 46 phút ngày 24 tháng 5 năm 2024, xảy ra vụ cháy nhà dân tại số 1 ngõ 43/98/31 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm nhiều người chết và bị thương. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn và có ý kiến chỉ đạo như sau:
- Phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà xuống hiện trường trực tiếp chỉ đạo vụ việc.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần gia đình người bị nạn; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan; xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả, thực chất các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là Luật Phòng cháy và chữa cháy, Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới....
Rà soát lại các quy định của pháp luật và điều kiện về phòng cháy, chữa cháy liên quan đến việc kinh doanh, cho thuê trọ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 7 năm 2024; kiểm tra, phân loại, có ngay giải pháp về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở cho thuê trọ, dứt khoát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho người dân, nhất là ở các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn trong dịp nắng nóng sắp tới.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về vụ cháy nhà ở Trung kính, TP. Hà Nội tại Công điện 52/CĐ-TTg 2024 như thế nào? (Hình từ internet)
Phương án chữa cháy phải đảm bảo yêu cầu và nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
- Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
- Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
- Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;
- Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
Vi phạm về yêu cầu phòng cháy, chữa cháy bị phạt như thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về yêu cầu phòng cháy, chữa cháy như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
Ngoài ra, trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%; vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61% còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 2 lần cá nhân.
Xử lý hình sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:
Khung 1: Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
- Làm chết 02 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người phạm tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy có thể bị phạt tù lên đến 12 năm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?
- Mẫu giấy ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình tham gia lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- Mẫu văn bản đăng ký thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 27? Tải về mẫu?
- Mẫu phiếu biểu quyết về việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng? Tải về mẫu phiếu biểu quyết?
- Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân có bao gồm Ban kiểm soát không? Nếu có thì thành viên Ban Kiểm soát do ai bổ nhiệm?