Thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập và thư viện cấp tỉnh ra sao?
Thư viện chuyên ngành gồm thư viện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Thư viện chuyên ngành
1. Thư viện chuyên ngành là thư viện có tài nguyên thông tin chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực hoặc nhiều ngành, lĩnh vực phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức chủ quản.
Thư viện chuyên ngành gồm thư viện của cơ quan nhà nước; thư viện của tổ chức khoa học và công nghệ; thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; thư viện của tổ chức kinh tế.
...
Theo đó, thư viện chuyên ngành gồm:
- Thư viện của cơ quan nhà nước;
- Thư viện của tổ chức khoa học và công nghệ;
- Thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Thư viện của tổ chức kinh tế.
Thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập và thư viện cấp tỉnh ra sao? (Hình từ Internet)
Thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập và thư viện cấp tỉnh ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục I Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 997/QÐ-BVHTTDL 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực thư viện, thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập và thư viện cấp tỉnh như sau:
* Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập thư viện, cơ quan, tổ chức thành lập thư viện phải gửi thông báo thành lập đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài liệu theo quy định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.
* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện).
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo thành lập thư viện (dành cho thư viện của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục) (theo Mẫu số 03 Tải).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thành lập thư viện.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Thư viện.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Không quy định
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
* Phí, lệ phí: Không quy định.
Thư viện chuyên ngành có những chức năng, nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Thư viện chuyên ngành
...
2. Thư viện chuyên ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với chuyên ngành phục vụ; tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin từ hoạt động nghiên cứu, công bố khoa học, tài liệu hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, khảo sát của cán bộ nghiên cứu, cơ quan, tổ chức chủ quản và đề án, dự án, tạp chí chuyên ngành của cơ quan, tổ chức chủ quản;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số chuyên ngành nội sinh; bổ sung và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành nước ngoài;
c) Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan, tổ chức chủ quản giao.
Như vậy, thư viện chuyên ngành có những chức năng, nhiệm vụ sau đây:
- Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với chuyên ngành phục vụ; tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác tài nguyên thông tin từ hoạt động nghiên cứu, công bố khoa học, tài liệu hội nghị, hội thảo, báo cáo nghiên cứu, khảo sát của cán bộ nghiên cứu, cơ quan, tổ chức chủ quản và đề án, dự án, tạp chí chuyên ngành của cơ quan, tổ chức chủ quản;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, thư viện số chuyên ngành nội sinh; bổ sung và mua quyền truy cập tài nguyên thông tin chuyên ngành nước ngoài;
- Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan, tổ chức chủ quản giao.
- Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với người sử dụng thư viện.
- Tổ chức sử dụng chung tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; truyền bá tri thức, giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực của người sử dụng thư viện.
- Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện.
- Phát triển văn hóa đọc và góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?