Thủ tục thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập, thư viện cấp tỉnh ra sao?
Thủ tục thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập, thư viện cấp tỉnh ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục I Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 997/QÐ-BVHTTDL 2024, thủ tục thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập, thư viện cấp tỉnh như sau:
* Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành Quyết định giải thể thư viện, cơ quan, tổ chức thành lập thư viện phải gửi thông báo đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận thông báo, nếu hồ sơ thông báo không đủ tài liệu theo quy định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ.
* Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Thư viện).
* Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Bản sao Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Thông báo giải thể/ chấm dứt hoạt động thư viện (theo Mẫu M03 Tải).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thông báo hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thành lập thư viện.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Thư viện.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Không quy định
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời.
* Phí, lệ phí: Không quy định.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Thủ tục thông báo giải thể thư viện chuyên ngành ở Trung ương là thư viện công lập, thư viện cấp tỉnh ra sao? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn điền mẫu Thông báo giải thể/chấm dứt hoạt động thư viện chuyên ngành như thế nào?
Dựa theo ký hiệu đánh trong mẫu Thông báo giải thể/ chấm dứt hoạt động thư viện chuyên ngành, có thể điền theo hướng dẫn dưới đây:
Tải mẫu Thông báo giải thể/ chấm dứt hoạt động thư viện chuyên ngành: Tải
(1) Tên cơ quan, tổ chức thành lập thư viện; cơ sở giáo dục có thư viện.
(2) Áp dụng đối với các trường hợp giải thể thư viện công lập.
(3) Áp dụng đối với các trường hợp tự chấm dứt hoạt động của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam; chấm dứt hoạt động của thư viện của tổ chức khác.
(4) Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo quy định tại Điều 23 Luật Thư viện 2019.
(5) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện.
(6) Đối với thư viện của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục.
(7) Đối với thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện ra sao?
Căn cứ Điều 45 Luật Thư viện 2019, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện bao gồm:
- Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí, nhân sự cho thư viện hoạt động và phát triển theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức và nhân sự thư viện.
- Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp cho người làm công tác thư viện.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân nộp tài liệu học tập, bài giảng, tài liệu tham khảo, khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học cho thư viện thuộc cơ sở giáo dục, thư viện thuộc cơ quan, tổ chức nơi học tập, nghiên cứu, công tác.
- Vận động cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương cung cấp miễn phí cho thư viện tài liệu, xuất bản phẩm, ấn phẩm do cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương xuất bản.
- Có phương án chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động của thư viện công lập.
- Kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động thư viện theo quy định của pháp luật.
- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chấm dứt hoạt động thư viện.
- Bảo đảm điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm thư viện trong cơ sở giáo dục có nguồn tài nguyên thông tin phát triển; gắn hoạt động thư viện với chương trình học phù hợp với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục; phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách thư viện và bố trí người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập thư viện có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam làm việc tại thư viện được tham gia các tổ chức, đoàn thể và hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?