Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người có bao nhiêu nhóm nội dung được quy định trong Luật Phòng, chống mua bán người?
- Có bao nhiêu nhóm nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người được quy định trong Luật Phòng, chống mua bán người?
- Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhn, người thân thích của họ trong phòng chống mua bán người?
- Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống mua bán người?
Có bao nhiêu nhóm nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người được quy định trong Luật Phòng, chống mua bán người?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 có quy định thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người như sau:
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người
1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống mua bán người; đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người;
b) Thủ đoạn và tác hại của các hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;
c) Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;
d) Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;
đ) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người;
e) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;
g) Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.
3. Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;
b) Cung cấp tài liệu;
c) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục;
đ) Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;
e) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên ở cơ sở; huy động sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội.
5. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, thiến niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và những người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc mua bán người.
Theo như quy định trên, có 5 nhóm nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người.
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người có bao nhiêu nhóm nội dung được quy định trong Luật Phòng, chống mua bán người?
Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhn, người thân thích của họ trong phòng chống mua bán người?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ
Tùy từng trường hợp cụ thể và điều kiện thực tế, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ sau đây để bảo đảm an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ (sau đây gọi chung là người được bảo vệ):
1. Giữ bí mật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của người được bảo vệ.
2. Giữ bí mật các thông tin về đời tư, đặc điểm nhân dạng, nơi cư trú, làm việc, học tập và các thông tin khác có liên quan đến người được bảo vệ.
3. Bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi cư trú, làm việc, học tập, đi lại của người được bảo vệ, tại phiên tòa và những nơi cần thiết khác.
4. Hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người được bảo vệ.
5. Bố trí nơi tạm lánh cho người được bảo vệ.
6. Bố trí nơi ở, nơi làm việc, học tập mới cho người được bảo vệ.
7. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
8. Xét xử kín.
Theo như quy định trên, có 8 biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, ngươi thân thích của họ.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống mua bán người?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.
Theo đó, các hành bi trên bị nghiêm cấm trong phòng, chống mua bán người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?