Sắp tới, ai trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ký kết hợp đồng tuyển dụng người làm các công việc phục vụ?
- Thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành?
- Dự kiến thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập?
- Dự kiến các công việc không được ký hợp đồng lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
Thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP) thì thẩm quyền ký hợp đồng lao động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
"Điều 6.
...
2. Điều kiện, thẩm quyền ký hợp đồng lao động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập:
...
b) Thẩm quyền ký hợp đồng lao động
Đối với các cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động. Trường hợp người có thẩm quyền này không thực hiện trực tiếp ký hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng lao động hợp đồng là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động."
Theo đó, đối với các cơ quan hành chính, thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động thuộc về người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động. Trường hợp người có thẩm quyền này không thực hiện trực tiếp ký hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng lao động hợp đồng là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động.
Sắp tới, ai trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ký kết hợp đồng tuyển dụng người làm các công việc phục vụ?
Dự kiến thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập?
Theo quy định tại Điều 6 Dự thảo Nghị định về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thì dự kiến thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
"Điều 6. Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc thừa hành, phục vụ
1. Đối với cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động. Trường hợp không trực tiếp hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người được phân cấp, uy quyền kết hợp đồng."
Như vậy, theo quy định tại Dự thảo, thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động đối với cơ quan hành chính thuộc về người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động. Trường hợp không trực tiếp hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì thẩm quyền thuộc về người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người được phân cấp, uy quyền kết hợp đồng.
Có thể thấy, thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động của cơ quan hành chính không có sự khác biệt ở quy định hiện hành so với quy định mới tại Dự thảo. Tuy nhiên đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì sắp tới, ngoài người đứng đầu có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động thì Dự thảo bổ sung thêm người được phân cấp, uy quyền kết hợp đồng cũng có thẩm quyền này.
Dự kiến các công việc không được ký hợp đồng lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
Theo quy định tại Điều 3 Dự thảo Nghị định về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thì các loại công việc không thực hiện ký hợp đồng lao động bao gồm:
"Điều 3. Các công việc không thực hiện ký hợp đồng lao động
1. Không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với các công việc thừa hành, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập sau:
a) Những người làm bão và các cơ quan, đơn vị Văn phòng Chính phủ, Kho tiền hoặc kho hồ sơ ấn chỉ có gia tri nha tấn của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;
b) Lái xe chuyên dùng chuyên cho tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;
c) Đối tượng khác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức tuyển dụng đối với trưởng hợp quy định tại khoản 1 Điều này do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định."
Chi tiết nội dung Dự thảo Nghị định về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?