QCVN 121:2025/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới từ 1/1/2025 thế nào?
QCVN 121:2025/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới từ 1/1/2025 thế nào?
Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông vận tải Ban hành Thông tư 50/2024/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư 50/2024/TT-BGTVT là:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2024/BGTVT.
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 121:2024/BGTVT.
Thông tư 50/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 121:2025/BGTVT quy định các yêu cầu đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 121:2025/BGTVT không áp dụng đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng các xe cơ giới sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 121:2025/BGTVT áp dụng đối với các cơ sở thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới (sau đây gọi tắt là xe) và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý hoạt động của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe.
QCVN 121:2025/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới từ 1/1/2025 thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới từ 1/1/2025 phải có tối thiểu các trang thiết bị nào?
Căn cứ theo tiết 2.2.2 Mục 2.2 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 121:2025/BGTVT nêu rõ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới từ 1/1/2025 phải có tối thiểu các trang thiết bị sau:
- Cầu nâng hoặc bàn nâng xe (áp dụng đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng các loại xe: ô tô con, ô tô khách từ 16 chỗ trở xuống, ô tô tải VAN, ô tô tải PICKUP, ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ đến 3,5 tấn, xe bốn bánh có gắn động cơ).
- Hầm kiểm tra xe (áp dụng đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng các loại xe: ô tô khách trên 16 chỗ, ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ trên 3,5 tấn trong trường hợp cơ sở không trang bị cầu nâng hoặc bàn nâng xe phù hợp)
- Thiết bi hoặc dụng cụ thu hồi dầu thải (đối với các xe có sử dụng động cơ đốt trong);
- Thiết bị hoặc dụng cụ bơm dầu (đối với các xe có sử dụng động cơ đốt trong) (9);
- Thiết bị hoặc dụng cụ bơm mỡ (đối với các xe có sử dụng bơm mỡ);
- Thiết bị hoặc dụng cụ chuyên dùng phục vụ tháo, lắp xe (theo nhà sản xuất xe công bố);
- Đồng hồ đo điện đa năng;
- Thiết bị sạc ắc quy (đối với các xe có sử dụng ắc quy);
- Thiết bị hoặc dụng cụ kiểm tra hệ thống nhiên liệu (đối với các xe có sử dụng động cơ đốt trong)(9);
- Thiết bị kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điều hòa (đối với các xe có trang bị hệ thống điều hòa không khí)(9);
- Thiết bị chẩn đoán động cơ và tình trạng kỹ thuật của xe tương ứng với các loại xe cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng (áp dụng với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe có trang bị ECU điều khiển, không áp dụng đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng rơ moóc, sơ mi rơ moóc);
- Thiết bị hoặc dụng cụ đo độ chụm bánh xe dẫn hướng (không áp dụng đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng rơ moóc, sơ mi rơ moóc, mô tô, xe gắn máy);
- Thiết bị, dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa thân vỏ(9);7
- Máy nén khí;
- Súng phun sơn(9);
- Đèn sấy sơn(9);
- Thiết bị, dụng cụ để bảo vệ an toàn cách điện cho kỹ thuật viên khi thực hiện công việc bảo hành, bảo dưỡng cho xe điện, xe hybrid điện theo yêu cầu của nhà sản xuất xe;
- Đồng hồ kiểm tra dòng điện và điện áp cao cho xe điện, xe hybrid điện theo quy định của nhà sản xuất xe;
- Thiết bị, dụng cụ để nâng, hạ, di chuyển pin và sạc pin cho xe điện, xe hybrid điện theo yêu cầu của nhà sản xuất xe.
(9) Không áp dụng đối với cơ sở bảo hành, bảo dưỡng mô tô, xe gắn máy
Quy định về quản lý cơ sở bảo hành bảo dưỡng xe cơ giới thế nào?
Căn cứ theo Phần 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 121:2025/BGTVT nêu rõ quản lý cơ sở bảo hành bảo dưỡng xe cơ giới như sau:
- Cơ sở bảo hành bảo dưỡng xe cơ giới trước khi đưa vào hoạt động phải được công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
- Công bố hợp quy cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới phải dựa trên kết quả đánh giá, chứng nhận của Tổ chức đánh giá sự phù hợp được Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ định để đánh giá, chứng nhận phù hợp với Quy chuẩn này theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
- Việc đánh giá, chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới phù hợp Quy chuẩn này được thực hiện theo phương thức 8 quy định tại điểm h khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Kết quả đánh giá, chứng nhận sự phù hợp với Quy chuẩn này có hiệu lực trong thời hạn 36 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học do cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện cấp?
- Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở có bao gồm quản lý hồ sơ nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở?
- Xây dựng chính sách pháp luật giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể theo Quyết định 1861 như thế nào?
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất không có giấy tờ của hộ gia đình, cá nhân quy định như thế nào?
- Kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân là gì? Phân phối kết quả tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào?