Xây dựng chính sách pháp luật giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể theo Quyết định 1861 như thế nào?

Nhiệm vụ xây dựng chính sách pháp luật phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể theo Quyết định 1861? Nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền để phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động theo Quyết định 1861 như thế nào? Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là bao lâu?

Nhiệm vụ xây dựng chính sách pháp luật phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể theo Quyết định 1861?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1861/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 thì nhiệm vụ xây dựng chính sách pháp luật để phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể như sau:

- Tiếp tục thực hiện vai trò thành viên của Hội đồng Tiền lương quốc gia trong việc xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ tương quan với mức lương thị trường, chỉ số giá tiêu dùng để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp; kịp thời thông tin, tuyên truyền chính sách tiền lương của người lao động đối với khu vực doanh nghiệp.

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách điều tiết, quản lý thị trường lao động hiệu quả, tạo điều kiện để dịch chuyển lao động từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực năng suất lao động cao hơn, giảm rủi ro, chi phí di chuyển lao động.

- Xây dựng Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng trung tâm quốc gia, trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao và nâng cao chất lượng việc làm, năng suất, thu nhập người lao động, phát triển kinh tế xã hội; ưu tiên đào tạo các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, kỹ năng tương lai phục vụ ứng dụng cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực của doanh nghiệp tham gia đào tạo, đào tạo lại lao động để giải quyết việc làm tại chỗ, vấn đề thiếu hụt lao động cục bộ, tạo việc làm bền vững, giải quyết việc làm và chính sách đối với lao động trên 35 tuổi bị mất việc làm.

Xây dựng chính sách pháp luật giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể theo Quyết định 1861 như thế nào?

Xây dựng chính sách pháp luật giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể theo Quyết định 1861 như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền để phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo Quyết định 1861 như thế nào?

Nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền để phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo Quyết định 1861 được quy định tại tiểu mục 3 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1861/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 như sau:

- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, quan hệ lao động theo Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023-2030” ban hành kèm theo Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2023.

- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quan hệ lao động, tình hình thực tiễn về quan hệ lao động, kịp thời ngăn chặn, phản bác thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng không tốt tới tình hình quan hệ lao động và an ninh, trật tự xã hội trên Cổng Thông tin điện tử Bộ, các trang thông tin điện tử các đơn vị liên quan và các phương tiện truyền thông.

- Thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa và các lợi ích của các phương án sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội trên Cổng Thông tin điện tử Bộ, các trang thông tin điện tử các đơn vị liên quan và các phương tiện truyền thông;

Tổ chức đối thoại, giải đáp kiến nghị, thắc mắc của người lao động liên quan bảo hiểm xã hội tại các địa phương có dư luận phức tạp, tình trạng thanh toán bảo hiểm xã hội một lần gia tăng bất thường để định hướng, ổn định dư luận.

- Thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa việc sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm trên Cổng Thông tin điện tử Bộ, các trang thông tin điện tử các đơn vị liên quan và các phương tiện truyền thông;

Tổ chức đối thoại, giải đáp kiến nghị, thắc mắc của người lao động liên quan đến vấn đề việc làm, tuyển dụng, sử dụng lao động, cắt giảm việc làm trên các lĩnh vực, khu vực để định hướng, ổn định dư luận.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là bao lâu?

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được quy định tại Điều 194 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

1 lượt xem
Tranh chấp lao động tập thể
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xây dựng chính sách pháp luật giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể theo Quyết định 1861 như thế nào?
Pháp luật
Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể có được xem là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
Pháp luật
Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
Pháp luật
Trường hợp nào được xem là tranh chấp lao động tập thể về quyền? Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền không?
Pháp luật
Tranh chấp lao động tập thể về quyền có thuộc thẩm quyền giải quyết của hội đồng trọng tài lao động không?
Pháp luật
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân? Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý thế nào?
Pháp luật
Việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải trước khi đình công hay không?
Pháp luật
Tranh chấp nào xem là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích? Ai có quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
Pháp luật
Có thể giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại nơi người lao động không được đình công thông qua Hội đồng trọng tài lao động hay không?
Pháp luật
Có tranh chấp lao động tập thể về quyền thì người lao động làm việc tại công ty nhiệt điện có được phép đình công không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tranh chấp lao động tập thể

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tranh chấp lao động tập thể

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào