Có tranh chấp lao động tập thể về quyền thì người lao động làm việc tại công ty nhiệt điện có được phép đình công không?
- Người lao động có thể đình công nếu việc hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền không thành hay không?
- Có tranh chấp lao động tập thể về quyền thì người lao động làm việc tại công ty nhiệt điện có được phép đình công không?
- Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại nơi không được phép đình công thông qua thủ tục hòa giải như thế nào?
Người lao động có thể đình công nếu việc hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền không thành hay không?
Căn cứ Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp người lao động tiến hành đình công như sau:
Trường hợp người lao động có quyền đình công
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Như vậy, trong trường hợp hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền không thành thì người lao động có thể tiến hành đình công.
Có tranh chấp lao động tập thể về quyền thì người lao động làm việc tại công ty nhiệt điện có được phép đình công không? (Hình từ Internet)
Có tranh chấp lao động tập thể về quyền thì người lao động làm việc tại công ty nhiệt điện có được phép đình công không?
Căn cứ Điều 105 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về những nơi sử dụng lao động mà người lao động không được đình công như sau:
Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công
Ban hành Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công gồm những doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe con người theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP , nếu người lao động làm việc tại các công ty nhiệt điện sau đây thì không được phép đình công khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể quyền:
- 03 đơn vị thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, gồm: Công ty Thủy điện Hòa Bình; Công ty Thủy điện Sơn La; Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.
- Công ty Nhiệt điện Duyên Hải thuộc Tổng Công ty Phát điện 1.
- Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ thuộc Tổng Công ty Phát điện 3.
- Các Công ty truyền tải điện thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia.
Trường hợp không thuộc các công ty nhiệt điện trên thì người lao động được phép thực hiện đình công khi hòa giải tranh cấp loa động tập thể về quyền không thành.
Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công: tải về
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại nơi không được phép đình công thông qua thủ tục hòa giải như thế nào?
Căn cứ Điều 106 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại nơi không được phép đình công thông qua thủ tục hòa giải như sau:
Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền tại nơi sử dụng lao động không được đình công
1. Tranh chấp lao động cá nhân được giải quyết theo quy định tại các Điều 187, 188, 189 và 190 của Bộ luật Lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền được giải quyết theo quy định tại các Điều 191, 192, 193 và 194 của Bộ luật Lao động.
Dẫn chiếu Điều 192 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền như sau:
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 188 của Bộ luật này.
Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, các bước hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo các bước tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan có thẩm quyền, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
Bước 2: Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
Bước 3: Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.
Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
Bước 4: Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
Lưu ý: Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?