Nghị định 163/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông như thế nào?

Nghị định 163/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông như thế nào?

Nghị định 163/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông như thế nào?

Ngày 27/12/2024 Chính phủ ban hành Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông 2023.

Theo đó, Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 8 Điều 5; khoản 3 Điều 11; điểm h, k và m khoản 2 Điều 13; điểm d khoản 4 Điều 13; khoản 1 Điều 17; khoản 6 Điều 19; khoản 6 Điều 20; khoản 4 Điều 21; điểm b khoản 2 Điều 22; khoản 4 Điều 23; điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 28; điểm h khoản 2 và khoản 5 Điều 29; khoản 5 Điều 33; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 36; điểm b khoản 2 Điều 39; khoản 3 Điều 41; khoản 4 Điều 47; khoản 4 Điều 61; khoản 3 Điều 63; khoản 10 Điều 65 của Luật Viễn thông 2023 đối với các hoạt động viễn thông sau đây:

+ Kinh doanh dịch vụ viễn thông;

+ Giấy phép viễn thông;

+ Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;

+ Công trình viễn thông.

- Các biện pháp thi hành Luật Viễn thông bao gồm:

+ Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông;

+ Phí quyền hoạt động viễn thông;

+ Quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng viễn thông.

Bên cạnh đó, Nghị định 163/2024/NĐ-CP áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động viễn thông tại Việt Nam.

Nghị định 163/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông như thế nào?

Nghị định 163/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Phân loại dịch vụ viễn thông như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định về phân loại dịch vụ viễn thông như sau:

(1) Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:

- Dịch vụ thoại;

- Dịch vụ nhắn tin;

- Dịch vụ fax;

- Dịch vụ hội nghị truyền hình;

- Dịch vụ kênh thuê riêng;

- Dịch vụ truyền số liệu;

- Dịch vụ truyền dẫn cho phát thanh, truyền hình;

- Dịch vụ truyền dẫn cho kết nối máy tới máy;

- Dịch vụ mạng riêng ảo;

- Dịch vụ kết nối Internet;

- Dịch vụ cho thuê toàn bộ hoặc một phần mạng viễn thông;

- Dịch vụ viễn thông cộng thêm của dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản;

- Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

(2) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:

- Dịch vụ thư điện tử;

- Dịch vụ thư thoại;

- Dịch vụ fax gia tăng giá trị;

- Dịch vụ truy nhập Internet;

- Dịch vụ trung tâm dữ liệu;

- Dịch vụ điện toán đám mây;

- Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet;

- Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

(3) Trên cơ sở đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn, phạm vi liên lạc, hình thức cung cấp dịch vụ, hình thức thanh toán giá dịch vụ, dịch vụ viễn thông quy định tại các (1) và (2) có thể được phân ra chi tiết hoặc kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể gắn với các yếu tố nêu trên.

(4) Căn cứ phân loại dịch vụ quy định tại (1), (2) và (3), tình hình phát triển thị trường và chính sách quản lý viễn thông trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục dịch vụ viễn thông.

Cung cấp dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông như sau:

- Cung cấp dịch vụ viễn thông là việc sử dụng thiết bị, thiết lập hệ thống thiết bị viễn thông tại Việt Nam để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình khởi phát, xử lý, lưu trữ, truy xuất, chuyển tiếp, định tuyến, kết cuối thông tin hoặc bán lại dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua việc giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.

- Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác, việc cung cấp dịch vụ viễn thông (không bao gồm dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet) qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, trong đó bao gồm dịch vụ viễn thông có phạm vi liên lạc quốc tế.

Trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông cố định vệ tinh, mạng viễn thông di động vệ tinh, doanh nghiệp viễn thông tham gia thỏa thuận thương mại với tổ chức nước ngoài phải có phương án để tất cả lưu lượng do các thiết bị đầu cuối thuê bao vệ tinh tạo ra trên lãnh thổ đất liền Việt Nam đều phải đi qua Trạm cổng mặt đất (Trạm Gateway) đặt trên lãnh thổ Việt Nam và kết nối với mạng viễn thông công cộng.

Luật viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị định 163/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông như thế nào?
Pháp luật
Những thông tin nào được ưu tiên truyền qua mạng viễn thông từ ngày 01/7/2024 theo quy định mới tại Luật Viễn thông 2023?
Pháp luật
5 trường hợp nào sẽ bị thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet theo Luật Viễn thông mới nhất?
Pháp luật
Nhà nước có các chính sách gì về viễn thông tại Luật Viễn thông 2023? Bảo đảm bí mật thông tin trong hoạt động viễn thông ra sao?
Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ mới nhất của doanh nghiệp viễn thông từ 1/7/2024 theo quy định tại Luật Viễn thông 2023 ra sao?
Pháp luật
Quyết định 278/QĐ-TTg 2024 về kế hoạch triển khai Luật Viễn thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm nội dung nào?
Pháp luật
Toàn bộ Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024 đúng không? Cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet ra sao?
Pháp luật
Luật Viễn thông 2023 mới nhất? Luật Viễn thông 2023 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới so với Luật Viễn thông 2009?
Pháp luật
Quốc hội thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi)? Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn của giấy phép?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật viễn thông
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
34 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Luật viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào