CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 163/2024/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT
MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT VIỄN THÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 24 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng
11 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện
ngày 09 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày
21 tháng 11 năm 2007;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chi tiết khoản 8 Điều 5; khoản
3 Điều 11; điểm h, k và m khoản 2 Điều 13; điểm d khoản 4 Điều 13; khoản 1 Điều
17; khoản 6 Điều 19; khoản 6 Điều 20; khoản 4 Điều 21; điểm b khoản 2 Điều 22;
khoản 4 Điều 23; điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 28; điểm h khoản 2 và khoản 5
Điều 29; khoản 5 Điều 33; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 36; điểm b khoản 2
Điều 39; khoản 3 Điều 41; khoản 4 Điều 47; khoản 4 Điều 61; khoản 3 Điều 63; khoản
10 Điều 65 của Luật Viễn thông đối với các hoạt động viễn thông sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ viễn thông;
b) Giấy phép viễn thông;
c) Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;
d) Công trình viễn thông.
2. Các biện pháp thi hành Luật Viễn thông bao gồm:
a) Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ
viễn thông;
b) Phí quyền hoạt động viễn thông;
c) Quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng viễn thông.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt
Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động
viễn thông tại Việt Nam.
Chương II
KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Mục 1. SỞ HỮU TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Điều 3. Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn
thông
1. Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều
lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong một doanh nghiệp viễn thông
thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu
quyết của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường
dịch vụ viễn thông thuộc danh mục dịch vụ viễn thông áp dụng quy định về sở hữu
trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
2. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông
thuộc danh mục dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm
báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) khi có thay đổi trong
danh sách tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có
quyền biểu quyết của doanh nghiệp.
Mục 2. THIẾT LẬP MẠNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG
Điều 4. Thiết lập mạng viễn thông
1. Thiết lập mạng viễn thông là việc đầu tư và lắp
đặt thiết bị viễn thông, hệ thống thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn để hình
thành mạng viễn thông.
2. Mạng viễn thông công cộng bao gồm:
a) Mạng viễn thông cố định mặt đất;
b) Mạng viễn thông cố định vệ tinh;
c) Mạng viễn thông di động mặt đất;
d) Mạng viễn thông di động vệ tinh;
đ) Các mạng viễn thông công cộng khác do Bộ Thông
tin và Truyền thông quy định.
3. Mạng viễn thông dùng riêng quy định tại điểm b
khoản 5 Điều 19 Luật Viễn thông bao gồm mạng viễn thông dùng riêng sử dụng
đường truyền dẫn hữu tuyến thuê của doanh nghiệp viễn thông và có các thành
viên của mạng thuộc các cơ quan, tổ chức khác nhau.
4. Mạng viễn thông dùng riêng quy định tại điểm d
khoản 5 Điều 19 Luật Viễn thông bao gồm mạng viễn thông dùng riêng sử dụng băng
tần số vô tuyến điện được cấp phép cho chủ mạng và mạng viễn thông dùng riêng
sử dụng đường truyền dẫn vệ tinh.
Điều 5. Phân loại dịch vụ viễn thông
1. Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
a) Dịch vụ thoại;
b) Dịch vụ nhắn tin;
c) Dịch vụ fax;
d) Dịch vụ hội nghị truyền hình;
đ) Dịch vụ kênh thuê riêng;
e) Dịch vụ truyền số liệu;
g) Dịch vụ truyền dẫn cho phát thanh, truyền hình;
h) Dịch vụ truyền dẫn cho kết nối máy tới máy;
i) Dịch vụ mạng riêng ảo;
k) Dịch vụ kết nối Internet;
l) Dịch vụ cho thuê toàn bộ hoặc một phần mạng viễn
thông;
m) Dịch vụ viễn thông cộng thêm của dịch vụ viễn thông
cơ bản là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn
thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông
cơ bản;
n) Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định
của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
a) Dịch vụ thư điện tử;
b) Dịch vụ thư thoại;
c) Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
d) Dịch vụ truy nhập Internet;
đ) Dịch vụ trung tâm dữ liệu;
e) Dịch vụ điện toán đám mây;
g) Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet;
h) Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác
theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Trên cơ sở đặc điểm công nghệ, phương thức
truyền dẫn, phạm vi liên lạc, hình thức cung cấp dịch vụ, hình thức thanh toán
giá dịch vụ, dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này có
thể được phân ra chi tiết hoặc kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ
thể gắn với các yếu tố nêu trên.
4. Căn cứ phân loại dịch vụ quy định tại khoản 1,
khoản 2 và khoản 3 Điều này, tình hình phát triển thị trường và chính sách quản
lý viễn thông trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh
mục dịch vụ viễn thông.
Điều 6. Thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước
quản lý
Thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý là
các thị trường dịch vụ viễn thông thỏa mãn đồng thời các tiêu chí sau:
1. Thị trường dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp
tham gia cung cấp dịch vụ phải được cấp phép theo quy định của pháp luật về
viễn thông.
2. Chỉ số đo mức độ tập trung của thị trường trên
1800.
Chỉ số đo mức độ tập trung của thị trường được tính
bằng tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp viễn thông tham gia
cung cấp dịch vụ trên thị trường dịch vụ viễn thông đó và được tính theo công
thức sau:
Tổng bình phương mức thị phần = S12
+ S22 + ... S(n)2
Trong đó: S1,.. S(n) là mức
thị phần tương ứng của doanh nghiệp thứ 1 đến doanh nghiệp thứ n.
3. Tỷ trọng doanh thu dịch vụ chiếm từ 10% trở lên trên
tổng doanh thu các dịch vụ viễn thông của toàn thị trường.
Điều 7. Doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống
lĩnh thị trường đối với các thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý
1. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường dịch
vụ viễn thông Nhà nước quản lý được xác định theo tỷ lệ phần trăm của một trong
các yếu tố sau của doanh nghiệp: doanh thu dịch vụ viễn thông, số lượng thuê bao
viễn thông phát sinh lưu lượng hoặc số lượng đơn vị dịch vụ bán ra khác trên
tổng doanh thu dịch vụ viễn thông, tổng số lượng thuê bao viễn thông phát sinh
lưu lượng hoặc tổng số lượng đơn vị dịch vụ bán ra khác của các doanh nghiệp trên
thị trường dịch vụ viễn thông đó.
2. Doanh nghiệp viễn thông được xác định có vị trí
thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên hoặc có sức mạnh thị
trường đáng kể trên thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý theo quy
định tại khoản 3 Điều này.
3. Doanh nghiệp viễn thông được xác định có sức
mạnh thị trường đáng kể trên thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý nếu
có thị phần từ 10% đến dưới 30% trên thị trường dịch vụ viễn thông đó và thuộc
một trong các trường hợp sau:
a) Có tổng tài sản ghi tại bảng cân đối kế toán
trong hệ thống báo cáo tài chính của năm kế trước chiếm từ 30% trở lên trên
tổng tài sản trong báo cáo tài chính của năm kế trước của các doanh nghiệp viễn
thông trên thị trường dịch vụ viễn thông đó;
b) Có dung lượng đường trục Bắc Nam chiếm từ 30%
trở lên trên tổng dung lượng đường trục Bắc Nam của các doanh nghiệp viễn thông
tham gia thị trường dịch vụ viễn thông đó;
Dung lượng đường trục Bắc Nam là dung lượng thiết
kế của đường truyền dẫn viễn thông hữu tuyến đi qua đồng thời 3 địa điểm là Hà
Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
c) Đối với thị trường dịch vụ viễn thông trên mạng
viễn thông di động mặt đất (sau đây gọi là dịch vụ viễn thông di động mặt đất),
ngoài các tiêu chí quy định tại điểm a, điểm b khoản này, doanh nghiệp còn được
xác định có sức mạnh thị trường đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Có số lượng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có địa
chỉ xác định do chính doanh nghiệp sở hữu, thiết lập chiếm từ 30% trở lên trên tổng
số lượng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có địa chỉ xác định của các doanh
nghiệp viễn thông tham gia thị trường dịch vụ viễn thông di động mặt đất;
Có tỷ lệ phần trăm dân số được phủ sóng mạng viễn thông
di động mặt đất của doanh nghiệp chiếm từ 90% tổng dân số cả nước trở lên.
Điều 8. Cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Cung cấp dịch vụ viễn thông là việc sử dụng
thiết bị, thiết lập hệ thống thiết bị viễn thông tại Việt Nam để thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình khởi phát, xử lý, lưu trữ, truy
xuất, chuyển tiếp, định tuyến, kết cuối thông tin hoặc bán lại dịch vụ viễn
thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua việc giao kết hợp đồng với
người sử dụng dịch vụ viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn
thông nhằm mục đích sinh lợi.
2. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên có quy định khác, việc cung cấp dịch vụ viễn thông (không bao gồm dịch vụ
trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet)
qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam phải
thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã được
cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, trong đó bao gồm dịch vụ viễn thông
có phạm vi liên lạc quốc tế.
Trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông qua mạng
viễn thông cố định vệ tinh, mạng viễn thông di động vệ tinh, doanh nghiệp viễn
thông tham gia thỏa thuận thương mại với tổ chức nước ngoài phải có phương án
để tất cả lưu lượng do các thiết bị đầu cuối thuê bao vệ tinh tạo ra trên lãnh
thổ đất liền Việt Nam đều phải đi qua Trạm cổng mặt đất (Trạm Gateway) đặt trên
lãnh thổ Việt Nam và kết nối với mạng viễn thông công cộng.
Điều 9. Bán lại dịch vụ viễn thông
Việc bán lại dịch vụ viễn thông (không bao gồm dịch
vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ viễn thông cơ bản trên
Internet) được quy định như sau:
1. Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông trên mạng
viễn thông cố định cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại một địa điểm có địa
chỉ và phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, tổ chức, cá nhân
có nghĩa vụ thực hiện đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông
với doanh nghiệp viễn thông.
2. Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông trên mạng
viễn thông cố định cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại hai địa điểm trở
lên có địa chỉ và phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, doanh
nghiệp phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụ tương
ứng.
3. Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông trên mạng
viễn thông di động trong đó thực hiện giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng
dịch vụ viễn thông với người sử dụng dịch vụ hoặc quyết định giá dịch vụ viễn
thông cung cấp cho người sử dụng, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh
dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụ tương ứng.
Trường hợp bán lại dịch vụ viễn thông trên mạng
viễn thông di động mặt đất, doanh nghiệp bán lại dịch vụ viễn thông phải có
thỏa thuận bằng văn bản về việc thuê mạng viễn thông di động mặt đất, mua dịch
vụ viễn thông, lưu lượng viễn thông với doanh nghiệp đã được cấp phép để triển
khai kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Điều 10. Doanh thu dịch vụ viễn thông
1. Doanh thu dịch vụ viễn thông là doanh thu thu
được từ việc kinh doanh dịch vụ viễn thông quy định tại Điều 5 Nghị định này và
được ghi nhận theo quy định của pháp luật kế toán, bao gồm:
…………………
Nội dung văn bản bằng
File Word (đang tiếp tục cập nhật)