Luật Viễn thông 2023 mới nhất? Luật Viễn thông 2023 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới so với Luật Viễn thông 2009?
Luật Viễn thông 2023 mới nhất?
Ngày 24/11/2023, Quốc hội chính thức thông qua Luật Viễn thông 2023 mới nhất tại đây
Theo đó Luật Viễn thông 2023 quy định về hoạt động viễn thông; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông; quản lý nhà nước về viễn thông.
Luật Viễn thông 2023 áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động viễn thông tại Việt Nam.
Những nội dung đáng chú ý tại Luật Viễn thông 2023 là gì?
(1) Về phạm vi điều chỉnh:
Luật Viễn thông 2023 mở rộng phạm vi điều chỉnh một số dịch vụ mới: dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet để phù hợp với xu thế chuyển đổi số, hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin.
(2) Về phát triển hạ tầng viễn thông
Luật bổ sung quy định công trình viễn thông được xây dựng, lắp đặt trên tài sản công; Tăng cường sử dụng chung hạ tầng liên ngành như: chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, xây dựng,...) phải thông báo để các doanh nghiệp viễn thông đăng ký sử dụng chung; Quy định trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư, công trình công cộng, khu chức năng,... trong việc thiết kế, xây dựng, bố trí mặt bằng để xây dựng, lắp đặt hạ tầng viễn thông; Bổ sung trách nhiệm của UBND các cấp, Bộ ngành liên quan xử lý hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp cơ sở hạ tầng viễn thông.
(3) Về Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích
Luật bổ sung, hoàn thiện quy định về Quỹ để khắc phục bất cập trong hoạt động giai đoạn trước.
(4) Về đấu giá kho số viễn thông, tài nguyên Internet:
Luật quy định cụ thể các loại tài nguyên viễn thông cấp qua hình thức đấu giá. Việc lựa chọn mã, số viễn thông đấu giá sẽ do thị trường quyết định; Quy định cụ thể giá khởi điểm cho từng loại mã, số viễn thông, tên miền Internet đưa ra đấu giá.
(5) Về xử lý “rác viễn thông”:
Luật bổ sung nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, lưu giữ, quản lý thông tin thuê bao; xử lý các SIM có thông tin không đầy đủ, không chính xác; ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo; Bổ sung nghĩa vụ của thuê bao viễn thông không được sử dụng thông tin cá nhân của mình để giao kết hợp đồng cho người khác trừ trường hợp pháp luật cho phép và chịu trách nhiệm về các số thuê bao đã đăng ký; và Bổ sung hành vi cấm sử dụng thiết bị, phần mềm gửi, truyền, nhận thông tin qua mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
(6) Về quản lý thị trường, thúc đẩy phát triển viễn thông:
Luật quy định quản lý hoạt động bán buôn trong viễn thông để thúc đẩy cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế; Bổ sung quy định về quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các tổ chức nước ngoài theo hình thức qua biên giới; Hoàn thiện quy định sử dụng tài khoản SIM thuê bao di động để thanh toán cho dịch vụ viễn thông và dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động hợp pháp; Bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông.
(7) Về cải cách thủ tục hành chính
Luật cấu trúc lại các giấy phép viễn thông nhằm đơn giản hóa thủ tục, khuyến khích gia nhập thị trường đối với một số dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng; điều kiện cấp phép chặt chẽ đối với trường hợp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng, có sử dụng tài nguyên tần số.
Luật Viễn thông 2023 mới nhất? Luật Viễn thông 2023 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới so với Luật Viễn thông 2009? (Hình từ internet)
Khi nào Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực?
Căn cứ tại Điều 72 Luật Viễn thông 2023, quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
2. Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 và Luật số 23/2018/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 73 của Luật này.
3. Quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet, dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây tại Điều 28 và Điều 29 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
4. Quy định về nộp phí duy trì sử dụng số hiệu mạng, lệ phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng tại điểm d khoản 9 Điều 50, khoản 3 Điều 71 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Như vậy, Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, 4 Điều 72 Luật Viễn Thông 2023.
Từ 01/7/2024 Luật Viễn Thông 2009 chính thức hết hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 Luật Viễn Thông 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?