Ngân hàng đất nông nghiệp trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi thực hiện chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 đã chỉ ra nhiệm vụ xây dựng quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp?
Tại Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương đã xác định một trong những nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao bao gồm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp.
Trong đó, tại tiểu mục 2.7 Mục IV Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022, nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ ra rằng cần thực hiện:
- Mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn.
- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch.
- Tăng cường quản lý chất lượng đất, khắc phục tình trạng thoái hóa, suy giảm chất lượng đất.
- Xây dựng quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp.
- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và tổ chức thực hiện thu hồi đất giao khoán không đầu tư từ các công ty nông, lâm nghiệp về địa phương quản lý và thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, vùng, miền.
- Có chính sách phù hợp để ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất.
Theo đó, nội dung xây dựng quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp đã được Ban Chấp hành Trung ương đề cập và xác định là nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp.
Thực hiện chủ trương này, hiện nay, tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, các cơ quan có thẩm quyền đang xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân đã bổ sung quy định về ngân hàng đất nông nghiệp.
Ngân hàng đất nông nghiệp trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi thực hiện chức năng, nhiệm vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng đất nông nghiệp là gì?
Tại Điều 108 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có nội dung quy định về ngân hàng đất nông nghiệp như sau:
Ngân hàng đất nông nghiệp
1. Ngân hàng đất nông nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Ngân hàng đất nông nghiệp có chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp.
3. Hoạt động của Ngân hàng đất nông nghiệp không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
4. Kinh phí hoạt động của Ngân hàng đất nông nghiệp được cấp từ ngân sách nhà nước; ứng từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác; vay từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác theo quy định của pháp luật để thực hiện việc tạo lập quỹ đất quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, hiện nay ngân hàng đất nông nghiệp vẫn chưa được quy định chính thức và chưa đi vào hoạt động. Tuy nhiên thì căn cứ nội dung của dự thảo nêu trên, ngân hàng đất nông nghiệp có chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp.
Nói cách khác, người nông dân có đất có thể đưa đất vào “Ngân hàng đất nông nghiệp”, sau đó các “Ngân hàng đất nông nghiệp” sẽ cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thuê lại. Từ đó người dân không có nhu cầu sử dụng đất sẽ được trả chi phí từ hệ thống “Ngân hàng đất nông nghiệp”. Người dẫn vẫn có thể lấy lại đất để sản xuất, canh tác khi có nhu cầu.
Theo đó, dự thảo đã chỉ ra hoạt động của Ngân hàng đất nông nghiệp không vì mục đích lợi nhuận và được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013 có quy định:
Đất sử dụng có thời hạn
1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.
2. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.
Theo đó đối với trường hợp được giao đất nông nghiệp và cho thuê đất nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất tối đa đều là 50 năm nếu có nhu cầu thì được xem xét cho phép tiếp tục sử dụng đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?