Mức tiền thưởng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú 2024 mới nhất sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng là bao nhiêu?
Mức tiền thưởng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú 2024 mới nhất sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Mức tiền thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước
1. Bà mẹ được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu, Bằng danh hiệu, khung và được kèm theo mức tiền 15,5 lần mức lương cơ sở.
2. Cá nhân được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” được tặng Bằng, khung, Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu và được thưởng 15,5 lần mức lương cơ sở.
Tập thể được tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” được tặng Cờ, Bằng, khung, Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu và kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân.
3. Cá nhân được tặng danh hiệu: “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tặng thưởng Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu, Bằng khen, khung và mức tiền thưởng đối với danh hiệu “nhân dân” là: 12,5 lần mức lương cơ sở; danh hiệu “ưu tú” là 9,0 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, cá nhân được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú được tặng thưởng Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu, Bằng khen, khung.
Đồng thời, mức tiền thưởng đối với danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân là: 12,5 lần mức lương cơ sở; danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú là 9,0 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 là 2.340.000 triệu đồng/tháng.
STT | Danh hiệu vinh dự Nhà nước | Hệ số | Mức thưởng (Đơn vị: đồng) |
1 | Nghệ sĩ nhân dân | 12,5 | 29.250.000 |
2 | Nghệ sĩ ưu tú | 9 | 21.060.000 |
Mức tiền thưởng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú 2024 mới nhất sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 61/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
1. Thực hiện theo quy định tại điểm a, b và điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Hội đồng các cấp chỉ được trình cấp trên có thẩm quyền xem xét các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
3. Không xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” cho đồng tác giả của tác phẩm âm nhạc và tác phẩm nhiếp ảnh.
Theo đó, việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
(2) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
(3) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
(4) Hội đồng các cấp chỉ được trình cấp trên có thẩm quyền xem xét các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
(5) Không xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú cho đồng tác giả của tác phẩm âm nhạc và tác phẩm nhiếp ảnh.
Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú được tặng cho ai?
Căn cứ theo Điều 66 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 quy định danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú được tặng cho các cá nhân sau:
(1) Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm:
- Diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên;
- Người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này do Chính phủ quy định.
(2) Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại (1) đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;
- Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 20 năm trở lên hoặc từ 15 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa;
- Sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, tiếp tục được tặng giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.
(3) Danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại (1) đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật, có tinh thần phục vụ Nhân dân, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;
- Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 15 năm trở lên hoặc từ 10 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa; được tặng giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.
* Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?