Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2024 2025 dành cho giáo viên các cấp? Mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tháng?
Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2024 2025 dành cho giáo viên các cấp? Mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tháng?
Dưới đây là Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2024 2025 dành cho giáo viên các cấp (Mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tháng)
TẢI VỀ Mẫu 1
TẢI VỀ Mẫu 2
Hướng dẫn xây dựng mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2024 2025 dành cho giáo viên các cấp (Mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tháng) - Tìm hiểu tình hình chung của lớp (hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, khả năng nhận thức) Việc tìm hiểu đặc điểm tình hình chung của lớp là bước rất quan trọng và không thể thiếu của một bản kế hoạch chủ nhiệm, quyết định tới kết quả học tập và rèn luyện của tập thể học sinh. - Quán triệt sâu sắc kế hoạch năm học của nhà trường Trên cơ sở nắm bắt tình hình của lớp, khi lập kế hoạch , giáo viên chủ nhiệm cần thấm nhuần sâu sắc các nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường trong từng năm học. - Lập kế hoạch Căn cứ đặc điểm tình hình lớp, kế hoạch của nhà trường, giáo viên tiến hành lập kế hoạch .Kế hoạch cần bám sát chủ đề năm học, học kì, từng tháng, từng tuần. - Bản kế hoạch chủ nhiệm cần đảm bảo các nội dung sau: Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Xây dựng nề nếp trong học tập và sinh hoạt. Xây dựng phong trào thi đua, tổng kết, khen thưởng. Hoạt động giáo dục ngoài lớp. Giáo dục cá biệt, giáo dục nếp sống tập thể bồi dưỡng nhân tố tích cực. Giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh. Có kế hoạch tuần, tháng, học kỳ … - Công bố kế hoạch, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện Bước thứ nhất, công bố kế hoạch: Sau khi lập kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức họp cán bộ lớp, đoàn, thông qua kế hoạch hoạt động của lớp trong năm học, đề ra các biện pháp thực hiện. Bước tiếp theo, tổ chức họp lớp, giáo viên chủ nhiệm thông qua kế hoạch, chỉ đạo các tổ lập kế hoạch thực hiện, tổ chức hướng dẫn học sinh làm cam kết và đăng kí thi đua trong năm học. Giáo viên cần thông qua tập thể lớp đề ra những yêu cầu rèn luyện, học tập đối với học sinh, xây dựng dư luận lành mạnh, làm cho học sinh ý thức được nghĩa vụ học tập và rèn luyện của mình, xác định động cơ học tập đúng đắn, thái độ học tập trung thực, tìm tòi các phương pháp học tập tích cực để đạt kết quả cao nhất. - Kiểm tra thực hiện kế hoạch Kiểm tra thực hiện kế hoạch là bước rất quan trọng trong kế hoạch chủ nhiệm lớp. Việc kiểm tra phải diễn ra thường xuyên theo đúng kế hoạch tuần, tháng, học kì. - Đánh giá Đây là bước quan trọng, không thể thiếu, là khâu cuối cùng trong bản kế hoạch, là thước đo giá trị khoa học và thực tiễn kế hoạch chủ nhiệm của tập thể lớp. |
Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2024 2025 dành cho giáo viên các cấp? Mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tháng? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo thế nào?
Căn cứ theo Điều 69, Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định nhiệm vụ và quyền của nhà giáo như sau:
Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
(i) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
(ii) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
(iii) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
(iv) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
(2) Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại (i) và (ii) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại (1).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp không có biện pháp đảm bảo an toàn cho hành khách tại những ga có ke ga chưa nâng cấp bị xử phạt bao nhiêu?
- Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào? Quân đội nhân dân được quy định thế nào?
- Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được triển khai thực hiện theo Kế hoạch 1625/KH-STNMT ra sao?
- Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức? Tải về mẫu biên bản họp chi bộ?
- Chung kết Mr World 2024 khi nào? Quy định về hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp theo Nghị định 144 2020 ra sao?