Mẫu Báo cáo tổng hợp kết quả tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông mới nhất theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN?
- Mẫu Báo cáo tổng hợp kết quả tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông mới nhất theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN?
- Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được xác định như thế nào?
- Hội đồng tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước gồm những ai?
- Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được quy định tại Thông tư 19/2023/TT-NHNN ra sao?
Mẫu Báo cáo tổng hợp kết quả tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông mới nhất theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, từ 11/02/2024, Mẫu Báo cáo tổng hợp kết quả tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thực hiện theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN.
Tải về Mẫu Báo cáo tổng hợp kết quả tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
Mẫu Báo cáo tổng hợp kết quả tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông mới nhất theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN?
Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN thì tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được xác định như sau:
(1) Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan):
- Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;
- Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.
(2) Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan):
- Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn...); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại;
- Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất.
(3) Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.
Hội đồng tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định Hội đồng tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập và bao gồm các thành viên sau:
- Chủ tịch: Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;
- 01 (một) Phó Chủ tịch thường trực: Phó Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trực tiếp phụ trách Cụm tiêu hủy phía Bắc;
- 01 (một) Phó Chủ tịch là Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán;
- 01 (một) Phó Chủ tịch là Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách Cụm tiêu hủy phía Nam;
- Các ủy viên gồm một số Trưởng phòng và/hoặc Phó trưởng phòng của Cục Phát hành và Kho quỹ; Phó Chi cục trưởng, một số Trưởng phòng và/hoặc Phó trưởng phòng của Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong đó có một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy và hai ủy viên kiêm thư ký tại Cụm tiêu hủy phía Bắc và Cụm tiêu hủy phía Nam.
Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được quy định tại Thông tư 19/2023/TT-NHNN ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-NHNN hội đồng giám sát tiêu hủy tiền được quy định như sau:
- Hội đồng giám sát do Thống đốc quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ Tổ chức cán bộ.
- Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được tổ chức thành Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc và Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam; Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng được tổ chức theo cơ sở in, đúc tiền.
- Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng giám sát: Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ;
+ 01 Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát là Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, trực tiếp phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát là lãnh đạo Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp phụ trách Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo Cục Quản trị, tham gia Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ kiêm thư ký Hội đồng giám sát và thư ký Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc;
+ 01 ủy viên là lãnh đạo cấp phòng thuộc Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh kiêm thư ký Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam.
- Thành phần Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng giám sát: lãnh đạo Vụ Kiểm toán nội bộ;
+ Các ủy viên gồm:
01 lãnh đạo cấp phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ kiêm thư ký Hội đồng giám sát;
01 lãnh đạo cấp Phòng thuộc Cục Quản trị.
- Hội đồng giám sát họp định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng giám sát. Các thành viên Hội đồng giám sát làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng giám sát về nhiệm vụ được phân công.
- Giúp việc Hội đồng giám sát là Tổ giúp việc Hội đồng giám sát (sau đây gọi là Tổ giúp việc) được quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2023/TT-NHNN.
Thông tư 19/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 11/2/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp lao động sản xuất, xây dựng kinh tế?
- Giá đất, giá tài sản để tính bồi thường thu hồi đất khi phương án bồi thường phải chỉnh sửa, bổ sung được xác định từ khi nào?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn chỉ được cung ứng dịch vụ tư vấn về những hoạt động nào?
- Cách check var sao kê Vietcombank 11 9 MTTQ Việt Nam tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt thế nào?
- Danh sách sao kê tiền từ thiện ngày 11/9 Vietcombank của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ủng hộ bão lũ miền Bắc ra sao?