Mẫu Báo cáo kết quả thừa, thiếu, lẫn loại trong kiểm đếm tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông mới nhất 2024?
Mẫu Báo cáo kết quả thừa, thiếu, lẫn loại trong kiểm đếm tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông mới nhất 2024?
Từ 11/02/2024, Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có hiệu lực và thay thế Thông tư 07/2017/TT-NHNN.
Theo đó, mẫu Báo cáo kết quả thừa, thiếu, lẫn loại trong kiểm đếm tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông sẽ thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN từ 11/02/2024.
Tải về Báo cáo kết quả thừa, thiếu, lẫn loại tiền.
Mẫu Báo cáo kết quả thừa, thiếu, lẫn loại trong kiểm đếm tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông mới nhất 2024?
Việc kiểm đếm tiền tiêu hủy được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 03/2020/TT-NHNN thì việc kiểm đếm tiền tiêu hủy được thực hiện như sau:
- Căn cứ chứng từ xuất kho tiền tiêu hủy, các thành viên quản lý kho tiền tiêu hủy thực hiện xuất kho để Tổ 1 giao sang Tổ 2 có sự giám sát của kiểm soát nội bộ Cục Phát hành và Kho quỹ.
- Tổ trưởng Tổ 2 nhận theo bao (thùng) nguyên niêm phong kẹp chì, trên giấy niêm phong ghi đầy đủ, rõ ràng các yếu tố theo quy định về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giao cho từng kiểm ngân có sự giám sát của Hội đồng giám sát theo phương thức như sau:
+ Giao nhận theo bó đủ 10 thếp (tiền giấy), túi (tiền kim loại) nguyên niêm phong, trên niêm phong ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định về niêm phong tiền mặt.
Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông bị biến dạng: giao nhận theo túi, bao nguyên niêm phong theo quy cách đóng gói, niêm phong tiền bị biến dạng.
+ Đối với bó (túi) tiền đóng không đủ 1.000 tờ (miếng), bó lẻ, túi lẻ, giao nhận theo bó (túi) tiền nguyên niêm phong, trên niêm phong ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định.
- Kiểm ngân sau khi nhận đủ số bó (túi) tiền do Tổ trưởng giao, ký nhận trên sổ giao nhận tiền nội bộ, tiến hành kiểm đếm để xác định số lượng tờ (miếng), phát hiện thừa, thiếu, tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông. Nếu bó (túi) tiền đủ số lượng tờ (miếng), đúng loại tiền ghi trên niêm phong thì hủy ngay giấy niêm phong và thực hiện đóng bó (túi), niêm phong mới.
- Trong khi kiểm đếm nếu phát hiện tiền thừa, thiếu, tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông trong bó (túi) tiền, kiểm ngân báo cho công chức giám sát kiểm đếm của Hội đồng giám sát, Tổ trưởng hoặc nhân viên làm nhiệm vụ theo dõi, xử lý tiền thừa, thiếu và người chứng kiến (nếu có) để kiểm tra lại và ký tên xác nhận vào mặt sau của tờ lót niêm phong bó (túi) tiền đó, đồng thời ký xác nhận vào sổ theo dõi tiền thừa, thiếu trong kiểm đếm.
- Nhân viên làm nhiệm vụ theo dõi, xử lý tiền thừa, thiếu thuộc Tổ 2 được Hội đồng tiêu hủy cho tạm ứng một số tiền trong số tiền đã nhận từ Tổ 1 theo từng mệnh giá để bù vào các bó (túi) tiền thiếu tờ (miếng), có tiền lẫn loại, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền giả, số tiền tạm ứng được mở sổ sách theo dõi, kiểm kê hàng ngày có sự giám sát của Hội đồng giám sát và gửi vào kho tiền tiêu hủy. Số tiền tạm ứng còn lại được tiêu hủy vào ngày cuối cùng khi tiêu hủy loại tiền cùng mệnh giá.
- Bảo quản tiền trong giờ nghỉ giải lao và giờ nghỉ buổi trưa
Trước giờ nghỉ giải lao và giờ nghỉ buổi trưa, bó (túi) tiền đang kiểm đếm được đóng bó (túi) tạm thời bằng dây (sợi se, nilon, chun...); bó (túi) tiền đã kiểm đếm và chưa kiểm đếm được sắp xếp, bảo quản riêng biệt, gọn gàng.
Cửa phòng kiểm đếm tiền phải được khóa và niêm phong có chữ ký của Tổ trưởng Tổ 2 và công chức giám sát của Hội đồng giám sát.
- Xử lý cuối ngày làm việc
+ Kiểm ngân giao lại cho Tổ trưởng Tổ 2 số tiền đã kiểm đếm xong, số tiền chưa kiểm đếm hết trong ngày (nếu có) và ký nhận trên sổ giao nhận tiền nội bộ. Tổ trưởng Tổ 2 tổ chức thực hiện đóng bao (thùng), dán niêm phong hoặc xếp vào xe lưới có khóa, dán niêm phong có chữ ký của Tổ trưởng Tổ 2 và Tổ trưởng Tổ giám sát kiểm đếm để gửi vào kho tiền tiêu hủy. Việc giao nhận giữa kiểm ngân và Tổ trưởng Tổ 2 có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
+ Lập biên bản xác nhận và tổng hợp tiền thừa, thiếu trong các bó (túi) tiền tiêu hủy theo từng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, từng tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn kèm bảng kê niêm phong và giấy niêm phong bó (túi) tiền thừa, thiếu. Đối với tiền giả lẫn trong tiền đang kiểm đếm lập biên bản riêng và xử lý theo quy định.
+ Tổ trưởng Tổ 2 lập biên bản xác nhận kết quả kiểm đếm tiền tiêu hủy, trong đó xác định tổng số tiền đã kiểm đếm, số tiền chưa kiểm đếm, tiền thừa, thiếu, tiền lẫn loại, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông lẫn vào tiền tiêu hủy, tiền giả phát hiện qua kiểm đếm có ký xác nhận của Tổ trưởng Tổ giám sát kiểm đếm.
+ Tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông được mở sổ sách theo dõi có sự giám sát của Hội đồng giám sát và gửi vào kho tiền tiêu hủy.
+ Cửa phòng kiểm đếm tiền phải được khóa và niêm phong có chữ ký của Tổ trưởng Tổ 2 và công chức giám sát của Hội đồng giám sát.
Tổ kiểm đếm tiền tiêu hủy có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 03/2020/TT-NHNN thì tổ kiểm đếm tiền tiêu hủy (Tổ 2) có nhiệm vụ: Nhận tiền từ Tổ 1, thực hiện kiểm đếm tờ (miếng) số tiền đã nhận và xử lý thừa, thiếu, tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông trước khi giao sang Tổ cắt hủy tiền; kiêm đếm tờ (miếng) trong trường hợp bó (túi) tiền thừa hoặc thiếu thếp, các bó (túi) tiền niêm phong, đóng gói không đúng quy cách phát hiện trong quá trình giao nhận.
Thông tư 19/2023/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ 11/02/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?
- Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân tặng cho cá nhân nào? Ai quyết định tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua?
- Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình có mấy tài khoản cấp 2? Nguyên giá của tài sản cố định vô hình được xác định như thế nào?