Lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1 chuẩn?
Lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1 chuẩn?
Lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1 không chỉ phản ánh kết quả học tập mà còn giúp giáo viên định hướng phương pháp dạy học phù hợp.
DƯỚI ĐÂY MẪU LỜI NHẬN XÉT MÔN TOÁN THEO THÔNG TƯ 27 CUỐI KỲ 1 CHUẨN:
1. Em biết đếm và viết các số từ 1 đến 100. 2. Em thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20. 3. Em biết nhận diện và vẽ các hình cơ bản. 4. Em biết so sánh các số và sắp xếp theo thứ tự. 5. Em biết giải các bài toán đơn giản. 6. Em biết đọc và viết các số từ 1 đến 100. 7. Em biết sử dụng các dấu lớn hơn, nhỏ hơn và bằng. 8. Em biết tính nhẩm các phép tính đơn giản. 9. Em biết nhận diện các hình học cơ bản. 10. Em biết giải các bài toán có lời văn đơn giản. 11. Em biết sử dụng các công cụ học tập một cách hiệu quả. 12. Em biết làm việc nhóm và thảo luận với bạn bè. 13. Em có tinh thần học hỏi và tiến bộ rõ rệt. 14. Em biết áp dụng kiến thức toán học vào thực tế. 15. Em có khả năng tư duy logic và sáng tạo. 20. Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 (1 chữ số) 21. Biết đếm thêm, đếm bớt. 22. Biết thực hiện tính toán trong bài có 2 dấu phép tính cộng, trừ. 23. Biết nhìn hình viết phép tính thích hợp. 24. Đếm đúng số lượng các phần tử của tập hợp từ 1 đến 10 25. Nhận biết được giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số 26. Đọc, viết được các số trong phạm vi 10 27. Thực hiện được các thao tác tách - gộp số 28. Biết đọc sơ đồ tách - gộp số theo bốn phép tính. 30. So sánh được các số trong phạm vi 10 31. Biết được vị trí các số và điền số còn thiếu vào trong dãy số 32. Xác định được số lớn nhất, số bé nhất, xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 33. Biết nhìn tranh và nói được theo mẫu câu theo hướng tách - gộp 34. Biết đếm thêm, đếm bớt 1 tạo thành dãy số tăng dần, giảm dần 35. Nhận biết và mô tả được các quan hệ “bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn” giữa số lượng các phần tử của hai tập hợp 36. Nhận biết và mô tả được các quan hệ “bằng nhau, lớn hơn, bé hơn” giữa các số 37. Sử dụng đúng các thuật ngữ “bằng, lớn hơn, bé hơn” và các kí hiệu “=,>,<” 38. Nhận biết dãy số và xếp được các số theo thứ tự từ bé tới lớn, từ lớn tới bé 39. Em cần viết số đúng độ cao. 40. Em cần làm bài đúng với yêu cầu. 41. Em chưa hiểu kĩ yêu cầu của bài tập nên làm bài chưa chính xác. Em nên….. |
*Trên đây là mẫu lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1!
Lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1 cần đảm bảo tính cụ thể, chính xác, và khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Thông qua lời nhận xét này, giáo viên có thể giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về sự tiến bộ và những điểm cần cải thiện của con em mình.
Lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1 không chỉ dừng lại ở việc phản ánh kết quả học tập mà còn định hướng phương pháp học tập hiệu quả hơn cho học sinh. Nhờ đó, lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1 trở thành cầu nối giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu lời nhận xét môn Toán theo Thông tư 27 cuối kì 1 chuẩn? (Hình ảnh Internet)
Đánh giá định kỳ của học sinh tiểu học như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh tiểu học như sau:
(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
Vào giữa học kỳ I giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
(2) Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Quy định về nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Như vậy, đánh giá học sinh tiêu học theo nội dung và phương pháp đánh giá trên.
Theo đó sẽ có 4 phương án đánh giá học sinh tiểu học là:
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh;
- Phương pháp vấn đáp;
- Phương pháp kiểm tra viết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian nghỉ lễ có tính vào thời gian nghỉ dưỡng sức trong trường hợp sau sinh người lao động nữ tiếp tục nghỉ dưỡng sức không?
- Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Tải toàn bộ phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng file word? Trình tự xác định suất vốn đầu tư xây dựng và nội dung các bước công việc?
- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được cấp mấy mã số chứng chỉ năng lực? Điều kiện chung về kinh nghiệm để được cấp chứng chỉ?
- Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng theo Nghị định 175? Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng?