Lời nhận xét môn Toán lớp 1 giữa học kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Toán lớp 1 theo Thông tư 27 giữa kì 1?
Lời nhận xét môn Toán lớp 1 giữa học kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Toán lớp 1 theo Thông tư 27 giữa kì 1?
Xem thêm: Lương cơ sở, lương tối thiểu vùng, lương hưu 2025 có gì mới? Có tăng lương không?
Lời nhận xét môn Toán lớp 1 giữa học kì 1 năm học 2024 2025 (Lời nhận xét môn Toán lớp 1 theo Thông tư 27 giữa kì 1) như sau:
Lời nhận xét môn Toán lớp 1 giữa học kì 1 năm học 2024 2025 (Lời nhận xét môn Toán lớp 1 theo Thông tư 27 giữa kì 1) (1) Đạt yêu cầu Em đã hoàn thành tốt các bài tập, nắm chắc các kiến thức cơ bản về đếm, đã biết số lượng và được phép tính cộng, trừ khi phạm vi 10. Em cũng rất chăm chỉ và hái hái trong giờ học. Có khả năng tiếp thu nhanh, tính toán các phép tính đúng. Em cần cố gắng rèn luyện thêm để cải thiện tốc độ tính toán. Em tiếp thu bài tốt, tính toán chính xác. Em thực hiện tốt các yêu cầu của bài toán. Em nắm vững kỹ năng làm toán. Em có năng khiếu về toán học. Em đã có nỗ lực và làm được các phép tính. Thầy/cô đánh giá cao nỗ lực của em. Em tiếp thu bài tốt, thực hành thành thạo các bài tập. Em đã nắm chắc cơ sở kiến thức về số đếm và phép tính cộng đồng, trừ khi phạm vi 10. Thực hiện các phép tính nhanh, chính xác và rất tập trung trong giờ học. Thầy/cô rất hài lòng về sự tiến bộ của em. Em chú ý nghe giảng, làm bài tốt. (2) Cần cố gắng Có khả năng nhận dạng bài tập và thực hiện các phép tính đơn giản, nhưng cần lưu ý hơn trong quá trình làm bài để tránh sai sót. Em còn vài sai sót khi thực hiện phép tính. Em cần luyện tập thêm để nắm chắc kiến thức và đạt được kết quả tốt hơn. Em còn hơi rụt rè trong quá trình học. Thầy/cô mong em rèn luyện thêm để tự tin hơn trong học tập. Em tiếp thu bài tốt,cần rèn viết số rõ ràng hơn nhé. Em có kỹ năng tính toán khá, rèn thêm tính cẩn thận nhé. Em nhận dạng toán nhanh, cần cẩn thận khi tính. Em thực hiện tốt các phép tính nhưng viết số chưa đẹp, rèn thêm nhé. Em tiếp thu bài tốt, kỹ năng tính toán nhanh nhưng cộng, trừ thiếu cẩn thận, rèn thêm nhé. Em hoàn thành tốt các bài tập Toán, hiểu bài nhanh và có khả năng tự thực hiện các phép tính đơn giản. Em có sự tự tin và tập trung tốt khi học. Hãy tiếp tục phát huy nhé! Em đã nắm được cơ sở kiến thức về các số và phép cộng, trừ đi, nhưng cần rèn luyện thêm để làm bài tập nhanh hơn và chính xác hơn. Hãy cố gắng thêm nhé! Em biết thực hiện phép tính nhưng còn nhầm lẫn giữa cộng, trừ có nhớ và không nhớ trong phạm vi 20. Em tiếp thu bài tốt,cần rèn viết số rõ ràng hơn nhé. Em tính toán có nhiều tiến bộ. Đáng khen. (3) Trường hợp đặc biệt Em chưa chủ động trong học tập. Thầy/cô sẽ cố gắng giúp đỡ em để em có thể tiến bộ từng ngày. Cố lên nhé! Em tiếp thu chậm, chưa hoàn thành bài. Cố gắng hơn nhé! Em gặp khó khăn trong việc nhận biết các số và thực thi phép tính. Thầy/cô sẽ hỗ trợ thêm để giúp em nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn. Em cần sự hỗ trợ từ gia đình và thầy/cô để cải thiện kỹ năng tính toán. Cố gắng rèn luyện thêm để tiến bộ hơn nhé! Em cần thời gian để làm quen với kiến thức mới. Thầy/cô hy vọng em sẽ cố gắng nhiều hơn và không ngừng tiến bộ. Em còn chủ quan khi làm bài. Chú ý: Lời nhận xét môn Toán lớp 1 giữa học kì 1 năm học 2024 2025 (Lời nhận xét môn Toán lớp 1 theo Thông tư 27 giữa kì 1) mang tính chất tham khảo. |
Lời nhận xét môn Toán lớp 1 giữa học kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Toán lớp 1 theo Thông tư 27 giữa kì 1? (Hình từ Internet)
Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như sau:
(1) Nội dung đánh giá
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
(2) Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học như sau:
(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
(i) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
(ii) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
(iii) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
(iv) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
(i) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
(ii) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
(iii) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?