Hồ sơ, tài liệu phục vụ thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ theo Nghị định 165 gồm những gì?
Hồ sơ, tài liệu phục vụ thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ theo Nghị định 165 gồm những gì?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ, tài liệu phục vụ thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ như sau:
(1) Hồ sơ, tài liệu phục vụ thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 165/2024/NĐ-CP bao gồm hồ sơ tài liệu để lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình đường bộ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
(2) Hồ sơ, tài liệu phục vụ thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trước khi đưa công trình đường bộ vào khai thác quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 165/2024/NĐ-CP, bao gồm:
- Hồ sơ thiết kế công trình (bao gồm cả thiết kế điều chỉnh, bổ sung) được phê duyệt;
- Hồ sơ, tài liệu liên quan đến kết quả thực hiện đầu tư xây dựng;
- Hồ sơ, tài liệu thu thập được từ hiện trường; ý kiến các cơ quan chức năng về tổ chức giao thông, việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong giai đoạn khai thác tạm (nếu có).
(3) Hồ sơ, tài liệu phục vụ thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ đang khai thác để thực hiện các giải pháp tăng cường điều kiện bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 165/2024/NĐ-CP, bao gồm:
- Phương án tổ chức giao thông đã được phê duyệt đối với đường cao tốc; quy trình vận hành khai thác và các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng công trình đường bộ; số liệu đêm xe và thành phần phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
- Hồ sơ, tài liệu liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong thời gian khai thác; tình hình, kết quả xử lý điểm hay xảy ra tai nạn giao thông, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; việc điều chỉnh, bổ sung báo hiệu đường bộ, tổ chức giao thông đường bộ; tình hình đấu nối vào tuyến đường;
- Ý kiến của cơ quan chức năng về tổ chức giao thông, tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Tài liệu về kết quả kiểm tra thực tế giao thông trên đường bộ, tình trạng kỹ thuật tuyến đường, ánh sáng, khói, bụi, tiếng ồn xung quanh tuyến đường ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông tuyến đường đang khai thác.
Hồ sơ, tài liệu phục vụ thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ theo Nghị định 165 gồm những gì? (Hình ảnh Internet)
Nội dung tư vấn thẩm tra an toàn giao thông đường bộ thực hiện gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về tư vấn thẩm tra an toàn giao thông đường bộ thực hiện các nội dung sau:
- Thu thập hồ sơ, tài liệu phục vụ thẩm tra an toàn giao thông phù hợp với giai đoạn thẩm tra an toàn giao thông;
- Kiểm tra, nghiên cứu, so sánh với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, quy định của pháp luật về xây dựng; phân tích đánh giá các thông tin, dữ liệu về kết cấu hạ tầng, cơ sở dữ liệu thu thập được về tình hình giao thông để xác định các yếu tố tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông do kết cấu hạ tầng đường bộ, phương tiện tham gia giao thông và người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông;
- Xác định các yếu tố có thể gây mất an toàn giao thông, thông qua kiểm tra, thu thập và phân tích các thông tin, dữ liệu thực tế tại hiện trường: quy mô, tình trạng, tính chất kết cấu hạ tầng đường bộ; các điểm đấu nối, các tuyến đường khác có liên quan; tình hình giao thông, dữ liệu đếm xe, thành phần xe đối với đường bộ đã đưa vào khai thác; địa hình, thời tiết, môi trường xung quanh ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông tuyến đường;
- Trường hợp cần thiết, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và của người dân khu vực đoạn tuyến (nếu có) về tình hình trật tự, an toàn và tai nạn giao thông đường bộ, nghiên cứu các phản ánh, đề xuất về nhu cầu các phương tiện, thời gian cho phép các phương tiện tham gia giao thông, nhu cầu đấu nối vào đường bộ và các thông tin khác;
- Nghiên cứu, đánh giá các nội dung quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định 165/2024/NĐ-CP trong quá trình thẩm tra an toàn giao thông;
- Lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 165/2024/NĐ-CP gửi cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 165/2024/NĐ-CP.
Báo cáo kết quả thẩm tra an toàn giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về báo cáo kết quả thẩm tra an toàn giao thông đường bộ, bao gồm:
- Tên dự án/đoạn tuyến và giai đoạn thực hiện công tác thẩm tra an toàn giao thông;
- Tên của chủ nhiệm thẩm tra và thẩm tra viên;
- Danh mục tài liệu đã thu thập;
- Thời gian tổ chức thẩm tra, thời gian, địa điểm thực hiện kiểm tra hiện trường, thành phần kiểm tra hiện trường;
- Các ý kiến tham gia của tổ chức, cá nhân nhận được trước, trong quá trình thẩm tra;
- Kết quả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, kiểm tra hiện trường; việc tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Đánh giá về việc bảo đảm an toàn giao thông của công trình đường bộ, nêu rõ các tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ; xác định nguyên nhân tồn tại, hạn chế;
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4-1/5, Quốc khánh 2/9 năm 2025 chính thức? Chi tiết lịch nghỉ ra sao?
- Thẻ đoàn viên công đoàn là gì? Thẻ đoàn viên công đoàn được sử dụng trong trường hợp nào theo quy định?
- Mẫu hợp đồng lao động có thời hạn 6 tháng? Ký kết hợp đồng lao động có thời hạn 6 tháng thì có phải thử việc không?
- Bài phát biểu gặp mặt thanh niên nhập ngũ 2025 ý nghĩa? Bài phát biểu gặp mặt tân binh lên đường nhập ngũ 2025 ngắn gọn?
- Đối tượng được hưởng chế độ nghỉ công tác chờ hưu theo Nghị định 177? Chế độ nghỉ công tác chờ hưu thế nào?