Đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử tại Dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi?
Đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử tại Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)?
Hiện nay, tổ chức của hệ thống Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 bao gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
- Tòa án quân sự.
Tại Dự thảo 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) có nội dung sửa đổi Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
1. Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm:
a) Tòa án nhân dân tối cao;
b) Tòa án nhân dân cấp cao;
c) Tòa án nhân dân phúc thẩm;
d) Tòa án nhân dân sơ thẩm;
đ) Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt;
e) Tòa án quân sự.
Như vậy, theo đề xuất sửa đổi thì sẽ tổ chức Tòa án nhân dân phúc thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho TAND cấp huyện để thể chế hóa nhiệm vụ “bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử” được đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022. Thêm vào đó, Dự thảo 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) còn bổ sung thêm tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
Ngoài ra, do việc sửa đổi trên nên nôi dung về thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cũng được sửa đổi, cụ thể:
Tại Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:
Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo Dự thảo 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đã sửa đổi như sau:
Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân phúc thẩm; Tòa án nhân dân sơ thẩm; Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án quân sự như sau:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân phúc thẩm; Tòa án nhân dân sơ thẩm; Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, quy định phạm vi thẩm quyền theo loại việc của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
Như vậy, theo đề xuất thì dù việc chuyển đổi Tòa án nhân dân phúc thẩm thay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm thay cho TAND cấp huyện và bổ sung thêm Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt thì thẩm quyền thành lập, giải thể vẫn thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở đề xuất của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử tại Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)? (Hình ảnh từ Internet)
Các Tòa chuyên trách hiện nay có thẩm quyền như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-CA có quy định thảm quyền các Tòa chuyên trách như sau:
+ Tòa hình sự xét xử các vụ án hình sự, trừ các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa xử lý hành chính, trừ trường hợp việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
+ Tòa dân sự giải quyết các vụ việc dân sự; giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản, lao động, hành chính trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính.
+ Tòa kinh tế giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản.
+ Tòa hành chính giải quyết các vụ án hành chính.
+ Tòa lao động giải quyết các vụ việc lao động.
+ Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các vụ việc như sau:
++ Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác;
++ Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đối với người chưa thành niên;
++ Các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
+ Tòa xử lý hành chính xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, trừ những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do cơ quan nào bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?