Địa điểm kinh doanh của các bên trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử được xác định như thế nào?
- Địa điểm kinh doanh của các bên trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử là gì?
- Thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử được quy định như thế nào?
- Sử dụng hệ thống thông tin tự động trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử như thế nào?
- Khi nào được quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử?
Địa điểm kinh doanh của các bên trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử là gì?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định địa điểm kinh doanh của các bên trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử như sau:
- Địa điểm kinh doanh của mỗi bên là địa điểm do bên đó chỉ ra, trừ khi bên khác nêu rõ bên đó không có địa điểm kinh doanh tại địa điểm này.
- Trong trường hợp một bên có nhiều địa điểm kinh doanh nhưng không chỉ ra địa điểm kinh doanh nào thì địa điểm kinh doanh là địa điểm có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng liên quan xét tới mọi bối cảnh trước và tại thời điểm giao kết hợp đồng.
- Trong trường hợp một cá nhân không có địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh là nơi đăng ký thường trú của cá nhân đó.
- Một địa điểm không được coi là địa điểm kinh doanh nếu địa điểm đó chỉ là nơi đặt máy móc, thiết bị công nghệ của hệ thống thông tin do một bên sử dụng để giao kết hợp đồng hoặc chỉ là nơi các bên khác có thể truy cập hệ thống thông tin đó.
- Một địa danh gắn với tên miền hay địa chỉ thư điện tử của một bên không nhất thiết liên quan tới địa điểm kinh doanh của bên đó.
Địa điểm kinh doanh của các bên trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử như sau:
- Thời điểm gửi một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo. Trong trường hợp chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi là thời điểm nhận được chứng từ điện tử.
- Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thời điểm nhận một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được.
- Địa điểm kinh doanh của người khởi tạo được coi là địa điểm gửi chứng từ điện tử và địa điểm kinh doanh của người nhận được coi là địa điểm nhận chứng từ điện tử.
Sử dụng hệ thống thông tin tự động trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định việc sử dụng hệ thống thông tin tự động trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử như sau:
Hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với một người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay hợp đồng được giao kết.
Khi nào được quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định điều kiện được quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử như sau:
Lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử
1. Trường hợp một người mắc phải lỗi nhập thông tin trong một chứng từ điện tử được sử dụng để trao đổi với hệ thống thông tin tự động của bên khác nhưng hệ thống thông tin tự động này không hỗ trợ cho người đó sửa lại lỗi thì người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện có quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi nếu đáp ứng hai điều kiện sau:
a) Ngay khi biết có lỗi, người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện thông báo cho bên kia về lỗi và nêu rõ đã mắc phải lỗi trong chứng từ điện tử này;
b) Người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kỳ lợi ích vật chất hay giá trị nào từ hàng hóa, dịch vụ nhận được từ bên kia.
2. Quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi không ảnh hưởng tới trách nhiệm giải quyết hậu quả các lỗi phát sinh ngoài những quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy theo quy định trên rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử nếu đáp ứng hai điều kiện sau:
- Ngay khi biết có lỗi, người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện thông báo cho bên kia về lỗi và nêu rõ đã mắc phải lỗi trong chứng từ điện tử này;
- Người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kỳ lợi ích vật chất hay giá trị nào từ hàng hóa, dịch vụ nhận được từ bên kia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?