Đến năm 2025, 70% Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non công lập được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị đơn vị gắn với chuyển đổi số?

Vừa qua, vào ngày 19/05/2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định Phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030. Vậy quy định cụ thể về mục tiêu đào tạo đến năm 2025, đến năm 2030 như thế nào? Xin cảm ơn

Đến năm 2025, cần hoàn thành bồi dưỡng công chức các sở, ngành; UBND quận, huyện, thị xã tại Hà Nội

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Đề án ban hành kèm Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2022 quy định như sau:

- Bồi dưỡng hình thành đội ngũ chuyên gia

+ Lĩnh vực Tài chính - Kế hoạch: 20% Trưởng phòng, Phó trưởng phòng cấp sở, cấp huyện và quy hoạch chức danh tương đương làm công tác quản lý Tài chính - Kế hoạch được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về quản lý tài chính công, đầu tư công, chiến lược, chính sách công, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách gắn với chuyển đổi số.

+ Lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị: 20% Trưởng phòng, Phó trưởng phòng cấp sở, cấp huyện và quy hoạch chức danh tương đương liên quan đến quản lý và phát triển đô thị được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về quản lý và phát triển đô thị, đô thị xanh, thông minh, hiện đại gắn với chuyển đổi số.

+ Lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số: Phấn đấu 100% công chức phụ trách công nghệ thông tin thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thực thi công vụ.

+ Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ: 20% Trưởng phòng, Phó trưởng phòng cấp sở, cấp huyện và quy hoạch chức danh tương đương làm công tác Khoa học và Công nghệ được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách gắn với chuyển đổi số.

+ Lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực: 20% Trưởng phòng, Phó trưởng phòng cấp sở, cấp huyện và quy hoạch chức danh tương đương làm công tác tổ chức cán bộ được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, quản trị nguồn nhân lực, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách gắn với chuyển đổi số.

+ Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo: 20% Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách liên quan đến Giáo dục và Đào tạo.

+ Lĩnh vực Y tế: 20% Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và quy hoạch Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND quận, huyện, thị xã được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách liên quan đến y tế.

- Phấn đấu 100% công chức thuộc các sở, cơ quan tương đương sở; UBND quận, huyện, thị xã còn ít nhất 3 năm công tác được bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ (không bao gồm đối tượng thuộc điểm a mục 2.1) thuộc một số lĩnh vực sau:

+ Lĩnh vực quản lý phát triển đô thị được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham mưu hoạch định chính sách, triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý kế hoạch, tài chính cho đầu tư phát triển đô thị, nguồn lực tài chính cho phát triển đô thị; quản lý giao thông trong đô thị, về quy hoạch + kiến trúc, về quản lý khoáng sản, quản lý đất đai, quản lý môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, triển khai các dự án đầu tư xây dựng; lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng gắn với chuyển đổi số thuộc lĩnh vực phụ trách.

+ Lĩnh vực quản lý đất đai được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về quản lý đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý đầu tư dự án nhà ở gắn với chuyển đổi số trong quản lý đất đai.

+ Lĩnh vực văn thư lưu trữ được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về công tác thu thập, xác định giá trị, chỉnh lý, thống kê, bao quan, tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ gắn liền với chuyển đổi số.

+ Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, sáng kiến, quản lý tiêu chuẩn, chất lượng, do lường và chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ găn liền với chuyển đổi số.

+ Lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý, sử dụng, tham mưu xây dựng các chính sách đối với CBCCVC của cơ quan, đơn vị.

Đến năm 2025, 70% Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non công lập được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị đơn vị gắn với chuyển đổi số?

Đến năm 2025, 70% Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non công lập được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị đơn vị gắn với chuyển đổi số?

Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đến năm 2025 tại Hà Nội theo Đề án mới?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Đề án ban hành kèm Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2022 quy định như sau:

- Phấn đấu 100% Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND phường được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về chính quyền đô thị, quản lý phát triển đô thị, môi trường đô thị và xử lý ô nhiễm môi trường gắn với chuyển đổi số trong quản lý đất đai.

- Phấn đấu 100% Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, thị trấn được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước trong quản lý đất đai, nông thôn, quản lý quy hoạch, môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường gắn với chuyển đổi số.

- Phấn đấu 100% Công chức phụ trách quản lý địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường kiến thức, kỹ năng quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị, đất đai, nhà ở, dự án đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng, quản lý giao thông, chiếu sáng, thoát nước, nghĩa trang, cây xanh, thu gom xử lý rác thải, các vấn đề môi trường phát sinh, xử lý ô nhiễm môi trường gắn với chuyển đổi số.

- Phấn đấu 70% Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non công lập được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị đơn vị gắn với chuyển đổi số.

- Phấn đấu 100% Giám đốc, Phó Giám đốc các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị đơn vị, phát triển bệnh viện và chuyển đổi số trong quản lý, phát triển bệnh viện,

- Phấn đấu 100% Viên chức thuộc Trung tâm dữ liệu nhà nước - Sở Thông tin và Truyền thống được bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản trị hệ thống mạng và bảo mật, quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu theo vị trí việc làm.

Đào tạo sau đại học đến năm 2025 tại Hà Nội theo Đề án mới?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Đề án ban hành kèm Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2022 quy định như sau:

- Đào tạo tại nước ngoài (lựa chọn các quốc gia tiên tiến, có thế mạnh về các ngành, chuyên ngành cần đào tạo): Công chức, viên chức (không quá 35 tuổi) công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố được cử đi đào tạo sau đại học phù hợp với vị trí việc làm thuộc các lĩnh vực trọng tâm liên quan đến các ngành, lĩnh vực để hình thành đội ngũ chuyên gia thuộc Đề án.

- Đào tạo trong nước: CBCCVC (không quá 40 tuổi) công tác tại cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố được cử đi đào tạo sau đại học phù hợp với vị trí việc làm thuộc các ngành, chuyên ngành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố trong giai đoạn 2022 - 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 theo Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Đề án ban hành kèm Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2022 quy định như sau:

Đảm bảo duy trì các tỷ lệ ĐTBD theo mục tiêu đến năm 2025; đồng thời tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2025 - 2030 của Thành phố.

Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ 19/05/2022. Xem toàn bộ Quyết định: Tại đây

Bồi dưỡng công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của Cục Kế hoạch tài chính trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Tòa án được quy định như thế nào?
Pháp luật
Năm 2023: Tổng dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước là 214.674 tỷ đồng?
Pháp luật
Sửa đổi kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức? Không sử dụng kinh phí nhà nước đối với công tác bồi dưỡng công chức cấp tỉnh?
Pháp luật
Bồi dưỡng công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước hiện nay được biên soạn như thế nào?
Pháp luật
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức của Ủy ban dân tộc được triển khai thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kinh phí đào tạo bồi dưỡng công chức Bộ Nội vụ được lấy từ đâu? Công chức phải đền bù chi phí đào tạo bồi dưỡng trong những trường hợp nào
Pháp luật
Đến năm 2025, 70% Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non công lập được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị đơn vị gắn với chuyển đổi số?
Pháp luật
Để bồi dưỡng công chức ngành kiểm sát có thể bồi dưỡng bằng những hình thức nào? Chương trình và tài liệu bồi dưỡng công chức ngành kiểm sát phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Chỉ tiêu và chương trình đào tạo hình thành đội ngũ chuyên gia đối với công chức các sở, ngành; UBND quận, huyện, thị xã tại Hà Nội giai đoạn 2022-2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi dưỡng công chức
857 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào