Đã có Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024? Một số quy định mới nổi bật của Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023?
Chính thức có Luật Khám bệnh chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/2024?
Sáng 03/02/2023, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của quyền Chủ tịch nước công bố Luật Khám bệnh, chữa bệnh vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2.
Theo đó, Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 gồm 12 chương và 121 Điều, cụ thể gồm:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Quyền, nghĩa vụ của người bệnh
Chương III: Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Chương IV: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Chương V: Chuyên môn kỹ thuật
Chương VI: Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại
Chương VII: Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, khám bệnh, chữa bệnh không vi mục đích lợi nhuận, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh
Chương VIII: Áp dụng kỹ thuật mới, Phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh và thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh
Chương IX: Sai sót chuyên môn kỹ thuật
Chương X: Điều kiện bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Chương XI: Huy động, điều động nguồn lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.
Chương XII: Điều khoản thi hành
Đã có Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024? Một số quy định mới nổi bật của Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023? (Hình từ Internet)
Một số quy định mới nổi bật của Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023?
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có một số nội dung mới cơ bản như:
- Nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề;
- Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
- Đổi mới một số quy định liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh…
Trong đó, những nội dung đáng chú ý bao gồm:
Quy định về giấy phép hành nghề tại Điều 26 đến Điều 35 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023:
- Luật đã thay thế tên gọi của “Chứng chỉ hành nghề khám bênh, chữa bệnh” thành “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”.
- Luật đã quy định mở rộng đối tượng hành nghề; thay đổi từ việc cấp giấy phép hành nghề theo văn bằng chuyên môn sang quy định cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn
- Thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghề từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề;
- Quy định giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm và quy định cập nhật kiến thức y khoa là một trong các điều kiện để gia hạn giấy phép hành nghề.
Quy định mới về Đăng ký hành nghề tại Mục 4 Chương III Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023:
- Người nước ngoài hành nghề lâu dài tại Việt Nam và khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh, trừ một số trường hợp hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo;
- Áp dụng kê đơn thuốc điện tử, bệnh án điện tử và các thông tin này phải kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để kiểm soát, giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ của người hành nghề và liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quy định về chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023:
- Bổ sung quy định bắt buộc cơ sở phải tự phải đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm và phải cập nhật kết quả tự đánh giá lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá, cũng như công khai thông tin về chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quy định về khám bệnh chữa bệnh từ xa tại Điều 80 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023:
- Phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa để góp phần đạt được việc bao phủ sức khỏe toàn dân bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận của người bệnh với các dịch vụ y tế có chất lượng, hiệu quả về chi phí, mọi lúc mọi nơi, đặc biệt đối với các bệnh ít nghiêm trọng, mạn tính cần được chăm sóc lâu dài và thường xuyên...
Những trường hợp nào bị cấm hành nghề chữa bệnh khám bệnh theo Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023?
Quy định này được ghi nhận tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
- Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
- Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực 01/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?