WHO là gì? Thành viên của WHO có bao nhiêu nước? WHO là viết tắt của từ gì? Hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh?
WHO là gì? WHO là viết tắt của từ gì? WHO có bao nhiêu thành viên?
WHO là gì? WHO là viết tắt của từ gì
WHO là viết tắt của World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới). Đây là một cơ quan chuyên môn thuộc Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm về các vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu. WHO được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948, với trụ sở chính đặt tại Geneva, Thụy Sĩ.
Mục tiêu chính của WHO:
- Thúc đẩy sức khỏe toàn cầu: Hỗ trợ các quốc gia cải thiện hệ thống y tế, kiểm soát dịch bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phòng ngừa dịch bệnh: Theo dõi và ứng phó nhanh chóng với các mối đe dọa sức khỏe như đại dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
- Hỗ trợ kỹ thuật: Cung cấp kiến thức, dữ liệu và công nghệ cho các quốc gia thành viên để cải thiện sức khỏe.
- Đặt tiêu chuẩn y tế: Phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, thuốc, vắc xin và các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe.
Thành viên của WHO có bao nhiêu nước?
Thành viên của WHO hiện có 194 quốc gia. Thành viên của WHO hợp tác chặt chẽ để bảo vệ sức khỏe cho mọi người trên toàn thế giới.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
WHO là gì? Thành viên của WHO có bao nhiêu nước? WHO là viết tắt của từ gì? Hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh? (hình từ internet)
Việt Nam có là thành viên của WHO? Hạn mức vốn của Dự án do WHO tài trợ theo Quyết định 1073 là bao nhiêu?
Việt Nam là một thành viên của WHO. Việt Nam gia nhập WHO từ năm 1950 và đã tham gia tích cực vào các hoạt động y tế toàn cầu cũng như hợp tác với WHO để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe trong nước.
Theo Điều 1 Quyết định 1073/QĐ-TTg năm 2014 quy định như sau:
Phê duyệt danh mục “Dự án hợp tác y tế với Tổ chức Y tế Thế giới, tài khóa 2014-2015” do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ với các nội dung chính sau:
1. Cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Y tế.
Chủ Dự án: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế.
2. Mục tiêu dài hạn: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện Chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân.
3. Một số kết quả chính của Dự án:
- Xây dựng, cập nhật, triển khai và giám sát các chiến lược, các quy tắc và tiêu chuẩn mới nhất, hướng dẫn quốc gia và hướng dẫn kỹ thuật về phòng, chống các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm.
- Xây dựng, cập nhật các chính sách, tiêu chuẩn, tiêu chí về chăm sóc sức khỏe nhằm thúc đẩy lối sống lành mạnh (chú trọng các đối tượng bà mẹ, trẻ em, trẻ em vị thành niên, người cao tuổi...).
- Xây dựng, cập nhật các chiến lược, chính sách, kế hoạch, công cụ để tăng cường kiện toàn hệ thống y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, thí điểm y tế điện tử.
- Xây dựng, triển khai khung pháp lý, chiến lược ngành y tế, phối hợp liên ngành nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó dịch bệnh và các bệnh mới nổi.
4. Thời gian tối đa thực hiện Dự án: Ngày 31 tháng 12 năm 2015
5. Hạn mức vốn của Dự án:
a) Vốn ODA viện trợ không hoàn lại: 18.503.125 USD (vốn đã được đảm bảo là 10.713.577 USD, vốn cần huy động thêm là 7.789.548 USD):
b) Vốn đối ứng: 4,8 tỷ đồng
6. Nguồn và cơ chế tài chính trong nước:
- Đối với vốn ODA: cấp phát 100% từ ngân sách.
- Vốn đối ứng do cơ quan chủ quản bố trí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
...
Như vậy, Hạn mức vốn của Dự án do WHO tài trợ theo Quyết định 1073 như sau:
- Vốn ODA viện trợ không hoàn lại: 18.503.125 USD (vốn đã được đảm bảo là 10.713.577 USD, vốn cần huy động thêm là 7.789.548 USD):
- Vốn đối ứng: 4,8 tỷ đồng
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh có phải là nội dung quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh?
Theo Điều 5 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
1. Nội dung quản lý nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh;
b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
d) Quy định về chuyên môn kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
e) Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề, giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; hướng dẫn việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề;
h) Tổ chức nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh;
i) Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
k) Quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này và pháp luật về giá;
l) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;
...
Như vậy, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh là một trong những nội dung quản lý nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 Nguyên tắc chung khi đánh giá phân loại phim 18+ theo Thông tư 05? Chi tiết nội dung tiêu chí phân loại phim 18+?
- Trong hoạt động xây dựng, chủ nhiệm được hiểu như thế nào? Trách nhiệm cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng?
- WHO là gì? Thành viên của WHO có bao nhiêu nước? WHO là viết tắt của từ gì? Hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh?
- Đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trong trường hợp nào? Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Ngày 24 tháng 1 là ngày gì? 24 tháng 1 2025 dương lịch là ngày bao nhiêu âm? 24 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?