Găm hàng là gì? Hành vi găm hàng bị xử phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt hành vi găm hàng là bao lâu?
Găm hàng là gì?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật và các văn bản liên quan không có định nghĩa về găm hàng là gì.
Tuy nhiên, găm hàng được hiểu là hành vi giữ lại hàng hóa, không bán ra thị trường với mục đích tạo khan hiếm nhân tạo, thường để đẩy giá lên cao nhằm thu lợi nhuận lớn hơn.
Hành vi găm hàng thuộc các trường hợp sau đây: Cắt giảm địa điểm, phương thức bán hàng, lượng hàng hóa bán ra thị trường; ngừng bán hàng hóa ra thị trường; không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng hoặc có mở cửa nhưng không bán hàng…
Lưu ý: Thông tin về găm hàng là gì chỉ mang tính chất tham khảo!
Găm hàng là gì? Hành vi găm hàng bị xử phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt hành vi găm hàng là bao lâu? (Hình từ Internet)
Hành vi găm hàng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, pháp luật quy định đối với hành vi găm hàng sẽ bị xử phạt như sau:
(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP mà không có lý do chính đáng:
- Cắt giảm địa điểm bán hàng;
- Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;
- Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;
- Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.
(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP mà không có lý do chính đáng:
- Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;
- Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;
- Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;
- Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.
(3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
(4) Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại mục (3);
- Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại mục (3).
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có quy định như sau: "Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân."
Do đó, mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Thời hiệu xử phạt hành vi găm hàng là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định như sau
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi găm hàng là 01 năm theo quy định của pháp luật.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mùng 1 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương, thứ mấy? Mùng 1 tháng 2 âm lịch có được nghỉ làm không?
- Thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam được đề cập tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 thế nào?
- Mẫu Hướng dẫn bầu chi ủy chi bộ là mẫu nào? Tải mẫu Hướng dẫn nguyên tắc, thể lệ bầu cử chi ủy chi bộ?
- Lịch thi tuyển sinh lớp 10 Đồng Nai năm học 2025-2026? Nguyên tắc tuyển sinh và cách tính điểm tuyển sinh lớp 10 Đồng Nai?
- Đường đôi là đường như thế nào? Biển báo Đường đôi - biển W235 có dạng ra sao? Biển W235 có phải là biển báo nguy hiểm và cảnh cáo hay không?