Thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam được đề cập tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 thế nào?

Thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam được đề cập tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 thế nào?

Thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam được đề cập tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Kết luận 126-KL/TW năm 2025 nêu thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam trong chỉ đạo thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thực năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030 như sau:

Tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030
...
3.2. Giao Đảng uỷ Chính phủ:
...
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.

Như vậy, thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam được đề cập tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 là sẽ nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam được đề cập tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 thế nào?

Thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam được đề cập tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 thế nào? (Hình từ Internet)

Tung thông tin sáp nhập các tỉnh thành giả mạo bị xử phạt ra sao?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
...

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cá nhân có hành vi tung thông tin sáp nhập các tỉnh thành giả mạo có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đối với tổ chức vi phạm có thể phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, chủ thể thực hiện hành vi tung thông tin sáp nhập các tỉnh thành giả mạo còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin theo quy định.

Nghiên cứu bỏ đơn vị hành chính cấp huyện theo Kết luận 126 để sắp xếp bộ máy năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030?

Tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Kết luận 126-KL/TW năm 2025 nêu rõ định hướng nghiên cứu nghiên cứu bỏ đơn vị hành chính cấp huyện (bỏ cấp huyện) như sau:

Tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030
...
3.2. Giao Đảng uỷ Chính phủ:
...
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.

Như vậy, theo Kết luận 126-KL/TW năm 2025, sẽ nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) để tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Đồng thời, Kết luận 126-KL/TW năm 2025 cũng nêu rõ sẽ triển khai bỏ cấp huyện trong sắp xếp, hoàn thiện tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị như sau:

- Giao Đảng uỷ Công an Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các tỉnh ủy, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Đề án tổ chức Công an 3 cấp, không tổ chức Công an cấp huyện, bảo đảm đúng mục tiêu, yêu cầu, tiến độ đề ra.

- Giao Đảng uỷ các cơ quan Đảng Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo Đảng uỷ Tòa án nhân dân tối cao, Đảng uỷ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu, tham mưu về mô hình cơ quan (toà án, viện kiểm sát) theo định hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện) và đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan; tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới; báo cáo Bộ Chính trị trong quý II/2025.

- Giao Quân uỷ Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Chính phủ, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp tổ chức Quân đội (trong đó có tổ chức của cơ quan quân sự cấp huyện); đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam được đề cập tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 thế nào?
Pháp luật
38 tỉnh thành trước đây của Việt Nam trong lần sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính năm 1976?
Pháp luật
Sáp nhập tỉnh không cần đáp ứng tiêu chuẩn đơn vị hành chính theo Nghị quyết 1211 sửa đổi bởi Nghị quyết 27 trong trường hợp nào?
Pháp luật
Đề án sáp nhập tỉnh ở Việt nam của Chính phủ phải được cơ quan nào thẩm tra báo cáo Quốc hội?
Pháp luật
Đề án sáp nhập tỉnh có nội dung gì theo Nghị quyết 1211? Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng đề án sáp nhập tỉnh?
Pháp luật
Việc sáp nhập tỉnh có lấy ý kiến của Nhân dân không? Đơn vị hành chính cấp tỉnh được phân loại như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
1 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào