Công tác giám sát lô hàng sau thẩm định, chứng nhận gồm những nội dung gì? Lô hàng bị cảnh báo thì xử lý thế nào?
Thế nào là lô hàng sản xuất, lô hàng xuất khẩu?
Khái niệm lô hàng sản xuất và lô hàng xuất khẩu được định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT và khoản 3 Điều 3 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
...
2. Lô hàng sản xuất: là một lượng sản phẩm được sản xuất từ một hay nhiều lô nguyên liệu có cùng nguồn gốc xuất xứ, theo cùng một quy trình công nghệ, cùng điều kiện sản xuất (có cùng các yếu tố tác động đến điều kiện bảo đảm ATTP) trong thời gian không quá 24 giờ tại một Cơ sở.
3. Lô hàng xuất khẩu: là lượng hàng được chủ hàng đăng ký kiểm tra, chứng nhận để xuất khẩu một lần cho một nhà nhập khẩu trên một phương tiện vận chuyển.
Như vậy, có thể hiểu về lô hàng sản xuất và lô hàng nhập khẩu theo như định nghĩa nêu trên.
Công tác giám sát lô hàng sau thẩm định, chứng nhận gồm những nội dung gì? Lô hàng bị cảnh báo thì xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện giám sát lô hàng sau thẩm định, chứng nhận?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, cơ quan thẩm định là cơ quan có thẩm quyền thực hiện giám sát lô hàng thủy sản xuất khẩu sau thẩm định, chứng nhận.
Theo đó, dựa vào Điều 5 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, cơ quan thẩm định bao gồm:
- Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Các cơ quan này sẽ thực hiện giám sát lô hàng sau thẩm định, chứng nhận thông qua các hoạt động sau:
- Phối hợp làm việc với Cơ quan Hải quan;
- Kết hợp thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở; thẩm định, chứng nhận lô hàng xuất khẩu; thẩm tra, đánh giá hoạt động truy xuất, điều tra xác định nguyên nhân, thiết lập và thực hiện biện pháp khắc phục đối với cơ sở có sản phẩm, lô hàng bị phát hiện không bảo đảm an toàn thực phẩm;
- Thẩm tra, kiểm tra, giám sát chuyên đề theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Công tác giám sát lô hàng thủy sản xuất khẩu sau thẩm định, chứng nhận gồm những nội dung gì?
Tại khoản 2 Điều 35 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, công tác giám sát lô hàng thủy sản xuất khẩu sau thẩm định, chứng nhận gồm những nội dung sau:
- Xem xét sự nhất quán thông tin, tài liệu, hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, quá trình sản xuất, chế biến của lô hàng sau khi được thẩm định, chứng nhận;
- So sánh thông tin, tài liệu, hồ sơ với khai báo của chủ hàng, thông tin thực tế lô hàng đã xuất khẩu hoặc lô hàng tại điểm tập kết, chờ xuất khẩu.
Như vậy, cơ quan thẩm định sẽ thực hiện công tác giám sát lô hàng sau thẩm định, chứng nhận với những nội dung trên.
Trường hợp phát hiện vi phạm, Cơ quan thẩm định xem xét, lập biên bản làm việc, biên bản vi phạm hành chính gửi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành của pháp luật, đồng thời có văn bản hủy bỏ hiệu lực Chứng thư (đã cấp) gửi các bên có liên quan.
Lô hàng bị cảnh báo thì xử lý thế nào?
Việc xử lý lô hàng bị cảnh báo được quy định tại Điều 36 Thông tư 48/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi có thông tin cảnh báo chính thức của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu, Cơ quan thẩm định có văn bản yêu cầu Cơ sở một số nội dung sau:
+ Thực hiện truy xuất nguồn gốc lô hàng, tổ chức điều tra xác định nguyên nhân dẫn đến lô hàng bị cảnh báo, thiết lập và thực hiện hành động khắc phục; báo cáo gửi Cơ quan thẩm định theo mẫu nêu tại Phụ lục XIII kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT;
+ Thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn (đối với trường hợp thu hồi) theo quy định;
+ Tạm dừng xuất khẩu vào các nước nhập khẩu tương ứng trong trường hợp có yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Chấp hành chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu vi phạm và chịu sự giám sát việc thực hiện hành động khắc phục bởi Cơ quan thẩm định đối với từng lô hàng xuất khẩu của sản phẩm/nhóm sản phẩm tương tự vi phạm được sản xuất tại Cơ sở cho đến khi Cơ quan thẩm định có văn bản chấp thuận báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở, Cơ quan thẩm định thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở.
Trường hợp thẩm tra thực tế, Cơ quan thẩm định thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở
Như vậy, việc xử lý các lô hàng bị cảnh cáo được thực hiện theo các nội dung nêu trên.
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?